Vệ tinh Micro - Dragon người Việt thiết kế sẵn sàng vào quỹ đạo
Việc tích hợp, thử nghiệm độ rung lần cuối của vệ tinh đã hoàn tất đúng yêu cầu của Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Ngày 17/1, vệ tinh Micro - Dragon (50kg) của Việt Nam cùng với 6 vệ tinh khác của Nhật Bản sẽ được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Epsilon số 4 tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản. Thời gian phóng dự kiến vào 7 giờ 50 phút 20 giây đến 7 giờ 59 phút 37 (giờ Hà Nội).
Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tháng 9/2017, vệ tinh Micro - Dragon đã được lắp ráp, tích hợp, thử nghiệm đúng yêu của JAXA và sẵn sàng phóng vào quỹ đạo.
Nhóm thiết kế thử nghiệm chức năng cho mô hình bay của vệ tinh. (Ảnh: VNSC).
Tháng 7/2017, nhóm thiết kế đã thử nghiệm chức năng cho mô hình bay của vệ tinh thành công. Vệ tinh Micro - Dragon cũng được thử nghiệm rung lần cuối cùng trước khi phóng.
Sau đó vệ tinh được lưu trữ và bảo dưỡng định kỳ tại phòng sạch của Đại học Tokyo. Hiện vệ tinh Micro - Dragon đã được chuyển cho JAXA để chờ phóng.
Vệ tinh MicroDragon trên bàn thử nghiệm rung lần cuối cùng trước khi phóng. (Ảnh: VNSC).
Vệ tinh Micro - Dragon được thiết kế để quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Vệ tinh cũng thực hiện phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của sol khí phục vụ cho hiệu chỉnh khí quyển.
Để thực hiện yêu cầu này, vệ tinh Micro - Dragon được thiết kế sử dụng hệ 2 máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF) chụp được ở 12 dải phổ (từ 412 nm đến 1020 nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78 m, kích thước ảnh khoảng 36×48 km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 511km.
Hệ thống vệ tinh Micro - Dragon được chia thành hai phần chính: phần thực hiện nhiệm vụ (payload), và phần kỹ thuật (bus) bao gồm các phân hệ cấu trúc, nhiệt, điều khiển tư thế, nguồn điện, hệ thống xử lý lệnh, dữ liệu và hệ thống truyền thông.
Vệ tinh Micro - Dragon được phát triển bởi 36 học viên là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đang theo học tại Nhật Bản dưới sự đào tạo và hướng dẫn của các giáo sư, chuyên gia trong trường từ năm 2013 - 2017.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô
