Vệ tinh Trung Quốc truyền mật mã không thể bẻ khóa

Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm thành công công nghệ truyền mã lượng tử giữa vệ tinh và mặt đất.

Trung Quốc trong bài viết đăng trên tạp chí Nature hôm nay cho biết vệ tinh của họ đã thực hiện thành công thử nghiệm gửi các mã lượng tử xuống hai trạm trên mặt đất tại Trung Quốc ở khoảng cách 645km và 1.200km, theo Reuters.


Trung Quốc phóng vệ tinh lượng tử lên quỹ đạo. (Video: CCTV).

Mã lượng tử được coi là loại tín hiệu được bảo mật nhất hiện nay và hiện chưa có công nghệ để can thiệp và giải mã loại tín hiệu này. Pan Jianwei, nhà khoa học dẫn dầu thí nghiệm tại Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết cách truyền dữ liệu này hiệu quả hơn qua sợi quang học 20 lần.

Liên lạc lượng tử có khả năng bảo mật siêu cao bởi photon lượng tử không thể bị phân chia hay nhân bản. Bởi vậy, nó không thể bị nghe lén, can thiệp hoặc bẻ khóa thông tin truyền qua hệ thống.

Vệ tinh Trung Quốc truyền mật mã không thể bẻ khóa
Trung Quốc phóng vệ tinh lượng tử.

Theo Xinhua, bất cứ hành vi can thiệp hoặc nghe lén nào cũng sẽ tạo ra sự nhiễu loạn trên kênh lượng tử, làm trạng thái lượng tử thay đổi và thông tin tự hủy. "Cách truyền tin này có thể đáp ứng yêu cầu của một cuộc điện thoại an toàn tuyệt đối hoặc truyền lượng lớn dữ liệu", Pan nói về công nghệ có triển vọng ứng dụng trong tài chính và quốc phòng.

Trung Quốc phóng vệ tinh lượng tử đầu tiên của thế giới hồi tháng 8/2016 để thiết lập kênh liên lạc chống nghe trộm.Vệ tinh này sẽ đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc giữa Bắc Kinh và Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương, cực tây Trung Quốc.

Trung Quốc khẳng định các chương trình vũ trụ của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình, tuy nhiên các quan chức quốc phòng ở Washington đã bày tỏ lo ngại về sức mạnh không gian đang ngày càng tăng của Bắc Kinh cũng như khả năng nước này sử dụng các thiết bị trong vũ trụ chống lại "đối thủ" trong trường hợp xảy ra xung đột.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Lọc nước biển thành nước ngọt, vắc xin điện tử chữa bách bệnh... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.

Đăng ngày: 28/02/2018
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Sinh viên Hà Lan chế tạo ô tô điện từ củ cải đường

Sinh viên Hà Lan chế tạo ô tô điện từ củ cải đường

Sinh viên thuộc đội nghiên cứu TU/e của Đại học Công nghệ Eindhoven, Hà Lan tạo ra xe ôtô điện Lina 4 chỗ ngồi, có thân xe cấu thành từ vật liệu sinh học và nhựa sinh học làm từ củ cải đường.

Đăng ngày: 11/08/2017
Loại pin mới hoạt động bằng... nước bọt

Loại pin mới hoạt động bằng... nước bọt

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Binghamton, Đại học Bang New York, đã có bước phát triển mới trong ngành tế bào nhiên liệu vi sinh (MFCs): Pin kích hoạt bằng nước bọt.

Đăng ngày: 11/08/2017
Công nghệ lượng tử hiện thực hóa khoa học viễn tưởng

Công nghệ lượng tử hiện thực hóa khoa học viễn tưởng

Tại Hội nghị Khoa học Lượng tử thế giới (ICQT) diễn ra tại Moscow (Nga), các nhà khoa học đã “trình làng” công trình nghiên cứu của mình và thảo luận về tính ứng dụng của chúng.

Đăng ngày: 10/08/2017
Thay vì di chuyển ngang, chiếc drone này có bay dọc tường y hệt một điệp viên

Thay vì di chuyển ngang, chiếc drone này có bay dọc tường y hệt một điệp viên

Mẫu drone có tên Multimodal Autonomous Drone (S-MAD) là sản phẩm của phòng thiết kế Createk thuộc ĐH. de Sherbrooke ở Quebec, Canada.

Đăng ngày: 10/08/2017
Facebook áp dụng AI để phiên dịch chính xác nội dung tiếng nước ngoài

Facebook áp dụng AI để phiên dịch chính xác nội dung tiếng nước ngoài

Theo một bài đăng từ một blog chính thức, đội ngũ nghiên cứu AI của Facebook đã chuyển toàn bộ công việc dịch ngôn ngữ sang cho AI.

Đăng ngày: 10/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News