Vi khuẩn có thể sống trong môi trường thạch tín
Vi khuẩn có thể sống và phát triển mạnh trong môi trường thạch tín - một chất độc nhất trên Trái Đất.
Vi khuẩn GFAJ-1. (Ảnh Noticias24.com)
Đó là phát hiện mới nhất, được các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) công bố trên tạp chí Science số ra ngày 2/12.
Phát hiện này được cho là làm đảo lộn định nghĩa lâu nay của giới khoa học về các nhân tố hình thành nên sự sống của Trái Đất, đồng thời mở ra hy vọng trong việc tìm kiếm thêm các loài sinh vật trên hành tinh của chúng ta và thậm chí ở các hành tinh khác.
Các nhà khoa học Mỹ đã lấy một mẫu vi khuẩn có tên khoa học là GFAJ-1 tại hồ Mono ở phía Đông bang California và tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Kết quả cho thấy loài vi khuẩn này không chỉ có khả năng sống sót trong môi trường thạch tín nồng độ cao mà còn có thể phát triển nhờ vào việc biến đổi và hợp nhất nguyên tố độc hại này thành ADN của chúng. Điều này chứng tỏ thạch tín có thể là chất bổ dưỡng cho một số loài sinh vật.
Phát hiện mới này đã bổ sung danh sách của giới khoa học quốc tế về các nguyên tố cần thiết cho sự sống trên Trái Đất, hiện gồm cácbon, hyđrô, nitơ, ôxy, phốtpho và lưu huỳnh.
Đây cũng là những nguyên tố tạo nên các axít nucleíc - A, C, T và G trong ADN cũng như prôtêin và lipít.
Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, phát hiện cho thấy giới khoa học hiện vẫn biết rất ít về các dạng của sự sống trên Trái Đất. Công trình cũng có thể hỗ trợ các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu về sự sống trên các hành tinh khác và Mặt Trăng.
Hồ Mono là hồ nước mặn nằm ở phía Đông California, nơi có núi lửa. NASA đã tiến hành nghiên cứu tại đây từ nhiều năm trước vì trong nước hồ có chứa lượng muối, khoáng chất và thạch tín cao bất thường.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
