Vi khuẩn mủ xanh nếu có 1 con trong bình nước cũng đã là nguy hiểm

Cả TS.BS Nguyễn Trung Cấp và PTS.TS Trần Hồng Côn đều chung nhận định trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn rất nguy hiểm, tuy nhiên ông Côn lưu ý về quy cách lấy mẫu nước chuẩn.

Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn ưa nước sẽ liên quan nhiều tới môi trường nước, vì vậy các vật dụng nước và môi trường nước đều sẵn có vi khuẩn này.

Tính nguy hiểm của trực khuẩn mủ xanh là kháng kháng sinh rất mạnh, là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng bệnh viện và nhiễm trùng cơ hội. Trực khuẩn mủ xanh hiếm khi gây nhiễm trùng ở những người khỏe mạnh, nhưng nó có xu hướng lây nhiễm sang những người bị suy giảm.

Nhiễm trực khuẩn mủ xanh có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu), viêm phổi, viêm họng…

Vi khuẩn mủ xanh nếu có 1 con trong bình nước cũng đã là nguy hiểm
Trực khuẩn mủ xanh là vi khuẩn rất ưa nước.

Còn theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa hóa Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, một mẫu xét nghiệm chỉ cần có 1 con vi khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là đã đủ nguy hiểm.

Nguyên tắc nước uống chỉ an toàn khi không có bất kỳ loại vi khuẩn nào có trong nước.

Vi khuẩn mủ xanh không có sẵn trong môi trường tự nhiên, nhưng nó tồn tại ở khắp nơi trên thế giới, ở nơi bị nhiễm khuẩn. Thức ăn có thể bị nhiễm vi khuẩn mủ xanh khi bị ôi, thiu hỏng.

Theo chuyên gia để xử lý khuẩn mủ xanh trong nước sẽ phải xử lý bằng chloramin B dùng cho thực phẩm, hoặc lọc.

"Trường hợp nước đóng bình đóng chai bị nhiễm vi khuẩn mủ xanh có thể bình đó đã được sử dụng trong môi trường có nhiễm khuẩn. Sau đó, bình không được vệ sinh súc rửa thì vi khuẩn sẽ tồn tại trong bình. Trường hợp thứ hai có thể xảy ra có thể cơ sở nước đóng chai đó bị nhiễm khuẩn", PGS.TS Côn nói.

Vi khuẩn mủ xanh dễ dàng phát triển trong môi trường nghèo dinh dưỡng. Đây là loại vi khuẩn, gây bệnh cơ hội trên người. Có thể gây viêm màng tim, viêm đường hô hấp, viêm phổi, nhiễm trùng đường máu, đường tiết niệu, viêm màng não mủ và áp xe não, viêm tủy xương, viêm tai, gây bệnh hóa sừng ở mắt, nhiễm trùng da...

Tuy nhiên, PGS.TS Trần Hồng Côn cũng cho rằng, một mẫu xét nghiệm đúng phải do người có chuyên môn đến lấy mẫu và mang tới phòng xét thí nghiệm. Việc tự lấy mẫu mang đi xét nghiệm nhiều khi kết quả chưa thực sự chính xác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lý giải được vẻ đa dạng của các cánh rừng nhiệt đới

Lý giải được vẻ đa dạng của các cánh rừng nhiệt đới

Theo Proceedings of the National Academy of Science, các nhà môi trường đã lý giải được tại sao những khu rừng nhiệt đới bảo tồn được vẻ đa dạng sinh học.

Đăng ngày: 29/12/2018
Loài cây mới đã tuyệt chủng trước khi chính thức được đặt tên

Loài cây mới đã tuyệt chủng trước khi chính thức được đặt tên

Việc phát rừng và mở rộng nông nghiệp được cho đã xóa sạch các mẫu vật độc đáo ở Tây Phi, khiến một loài cây bị tuyệt chủng trước khi được đặt tên.

Đăng ngày: 28/12/2018
Khả năng hấp thu CO2 của thảm thực vật ở Bán cầu Bắc suy giảm mạnh

Khả năng hấp thu CO2 của thảm thực vật ở Bán cầu Bắc suy giảm mạnh

Mới đây giới khoa học phát hiện khả năng hấp thu khí carbon vào mùa Hè của hệ sinh thái mặt đất ở vùng Bán cầu Bắc đã giảm đáng kể do tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Đăng ngày: 26/12/2018
Cây biến đổi gene có thể làm sạch không khí ô nhiễm

Cây biến đổi gene có thể làm sạch không khí ô nhiễm

Một gene thỏ đã được đưa vào các cây trồng trong nhà thông thường, giúp cho chúng có sức mạnh để lọc ô nhiễm độc hại từ không khí.

Đăng ngày: 26/12/2018
Bạn biết gì về giá trị của một cây xanh 50 tuổi?

Bạn biết gì về giá trị của một cây xanh 50 tuổi?

Cây xanh là các loại thực vật, do đa phần các cây đều có lá màu xanh nên người ta quen gọi là cây xanh.

Đăng ngày: 25/12/2018
Có yêu đến mấy cũng đừng chạm vào cây, vì chúng thật sự không thích thế

Có yêu đến mấy cũng đừng chạm vào cây, vì chúng thật sự không thích thế

Nhiều người yêu vườn cứ ngỡ, những cái vuốt ve lên cây lá sẽ khiến chúng cảm nhận được sự quan tâm mà mau lớn hơn. Nhưng thực tiễn trên góc độ khoa học lại chứng minh điều ngược lại.

Đăng ngày: 25/12/2018
Loại vắc xin đầu tiên trên thế giới dùng cho ong mật

Loại vắc xin đầu tiên trên thế giới dùng cho ong mật

Loại vắc xin đầu tiên trên thế giới dùng cho ong mật do các nhà khoa học Phần Lan bào chế sẽ được trộn vào thức ăn của ong chúa và truyền khả năng kháng bệnh cho tất cả các thế hệ ong tương lai.

Đăng ngày: 21/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News