Vi rút nhân tạo mang phân tử gen và dược phẩm vào khối u

Vi rút là những chuyên gia thực thụ thực hiện việc cấy vật liệu di truyền vào tế bào của sinh vật bị lây nhiễm. Đặc điểm này hiện được khai thác trong liệu pháp gen.

Gen được mang vào tế bào của bệnh nhân để chữa các bệnh hoặc khiếm khuyết di truyền. Các nhà nghiên cứu Triều Tiên đã tạo ra một loại vi rút nhân tạo. Như đã được miêu tả trên tạp chí Angewandte Chemie, họ có thể sử dụng nó để chuyển gien và thuốc vào phía trong tế bào ung thư.

Vi rút tự nhiên cực kỳ hiệu quả cho liệu pháp gen trong việc vận chuyển gen vào tế bào; nhưng chúng có thể làm phát sinh phản ứng đề kháng hoặc gây ung thư. Vi rút nhân tạo không có những tác dụng phụ này, dù thế lại không hiệu quả bằng vi rút tự nhiên do kích thước và hình dạng của chúng rất khó khống chế - nhưng lại mang tính quyết định đối với hiệu quả hoạt động. Nghiên cứu do Myongsoo Lee chỉ đạo đã phát triển một chiến lược mới cho phép vi rút nhân tạo duy trì hình dạng và kích thước xác định.

Vi rút nhân tạo mang phân tử gen và dược phẩm vào khối u

Các nhà nghiên cứu bắt đầu với cấu trúc protein dạng ruy băng làm khuôn mẫu. Ruy băng protein tự tổ chức thành sợi có hai lớp để tạo nên hình dáng và kích thước. Nó được buộc với “cánh tay protein” bên ngoài có tác dụng gắn kết với chuỗi xoắn helix ARN. (Ảnh: Wiley-Blackwell)

Các nhà nghiên cứu bắt đầu với cấu trúc protein dạng ruy băng làm khuôn mẫu. Ruy băng protein tự tổ chức thành sợi có hai lớp để tạo nên hình dạng và kích thước. Nó được buộc với “cánh tay protein” bên ngoài có tác dụng gắn kết chuỗi xoắn helix ARN. Nếu ARN dùng để bổ sung cho một chuỗi gen cụ thể, nó có thể ức chế quá trình đọc gen đó. Còn có cái tên ARN gây nhiễu sợi ngắn (siARN) chúng hứa hẹn phương pháp mới nhằm tiến đến liệu pháp gen.

Khối glucoza trên bề mặt vi rút nhân tạo cải thiện gắn kết giữa vi rút nhân tạo và khối chuyên chở glucoza trên bề mặt tế bào mục tiêu. Những khối chuyên chở này có mặt ở hầu hết các tế bào động vật có vú, đặc biệt tập trung với số lượng lớn trên tế bào u.

Thử nghiệm với một số tế bào ung thư cùng loại đã chứng minh rằng vi rút nhân tạo rất hiệu quả trong việc chuyên chở siRNA và ngăn chặn gen mục tiêu.

Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu đã có thể gắn phân tử hydrophobic (chất kỵ nước) – mục đích thể hiện màu – vào vi rút nhân tạo. Thuốc nhuộm được đưa vào nhân của tế bào u. Điều này đặc biệt thú vị vì nhân tế bào là mục tiêu của rất nhiều tác nhân chống tế bào u quan trọng. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News