Vì sao bọ que có mặt khắp hành tinh?

Bị nuốt sống tưởng chừng là án tử hình với mọi sinh vật, nhưng với một số loài bọ que, chúng càng sinh sôi nảy nở sau khi bị ăn.

Đó là phát hiện thú vị do nhóm nghiên cứu sinh học tại ĐH Kobe, Nhật Bản vừa công bố trên tạp chí Ecology.

Vì sao bọ que có mặt khắp hành tinh?
Cơ chế lợi dụng kẻ thù để mở rộng môi trường sống của bọ que - (Ảnh: ĐH Kobe).

Suốt thời gian dài, sự phân bố rộng khắp của bọ que từ đất liền đến đảo xa khiến giới khoa học bối rối. Nghiên cứu trên đã phát hiện ra sau khi bị chim chóc ăn vào, trứng bọ que có thể tồn tại trong hệ tiêu hóa cho đến bị khi thải ra ngoài mà không hề hấn gì.

Để nghiên cứu, nhóm đã cho chim chào mào (brown-eared bulbul) ăn trứng của ba loài côn trùng thuộc bộ bọ que. Sau khi bị nuốt sống, khoảng 5-20% trứng được đào thải ra ngoài bình yên vô sự, đặc biệt có loài mà toàn bộ trứng đều nở thành công.

Điều này cho thấy chim không chỉ đóng vai trò phát tán hạt thực vật mà còn cả trứng côn trùng.

Tuy nhiên để trứng côn trùng tồn tại qua hệ tiêu hóa cần một số điều kiện: vỏ trứng cứng, trứng có thể tự nở mà không cần thụ tinh, côn trùng non khi chui ra khỏi vỏ phải có bản năng tự vệ. Bọ que đáp ứng đủ các điều kiện trên.

Ở một số loài, bọ que cái có khả năng sinh sản đơn tính, chúng đẻ trứng nở thành con mà không cần thụ tinh bằng cách lưu trữ tinh trùng (trong túi tinh) và thụ tinh riêng cho trứng ngay trước khi "lâm bồn".

Vì sao bọ que có mặt khắp hành tinh?
Trứng bọ gậy trong phân của chim chào mào và bọ gậy chui ra từ trứng - (Ảnh: ĐH Kobe).

Ngoài ra, vỏ trứng bọ gậy cứng đáng kể so với hạt thực vật. Sau khi nở, bọ gậy non tự di chuyển tìm kiếm cỏ lá phù hợp để ăn.

Kết quả nghiên cứu này đã giải quyết phần nào bí ẩn về sự hiện diện của bọ que trên khắp hành tinh: chúng không tự mình di chuyển mà lợi dụng việc bị ăn để phát tán giống nòi đến những vùng đất xa xôi khác, mở rộng môi trường sống.

"Bước tiếp theo, nhóm sẽ phân tích cấu trúc gene của bộ bọ que", PGS. Kenji Suetsugu công tác tại ĐH Kobe nói.

"Dựa vào đó, chúng tôi sẽ điều tra ra liệu có điểm giống nhau không giữa cấu trúc gene côn trùng với chim trong suốt hành trình bay và liệu có điểm tương đồng nào giữa bọ que với thực vật mà lại dùng chim phát tán giống nòi".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Đập muỗi, dù trúng hay không cũng có ích!

Đập muỗi, dù trúng hay không cũng có ích!

Muỗi là vật trung gian lây truyền rất nhiều bệnh nguy hiểm chết người. Sốt rét chỉ là một phần của câu chuyện, ngoài ra còn có sốt vàng (yellow fever), viêm não Nhật Bản, Zika...

Đăng ngày: 30/05/2018
Khám phá cây nhiều phụ nữ Ấn Độ dùng tự tử, có ở Việt Nam

Khám phá cây nhiều phụ nữ Ấn Độ dùng tự tử, có ở Việt Nam

Cây mướp sát vàng được mệnh danh là “cây tự tử” ở Ấn Độ vì nhiều phụ nữ ở đây đã ăn quả của chúng để tự vẫn.

Đăng ngày: 30/05/2018
Nồng độ CO2 quá cao có thể khiến gạo mất nhiều dưỡng chất quan trọng?

Nồng độ CO2 quá cao có thể khiến gạo mất nhiều dưỡng chất quan trọng?

Theo trang Independent, lượng CO2 mà con người đang "bơm" vào bầu khí quyển với tốc độ 1 triệu tấn/giây có thể là nguyên nhân phá hủy hầu hết các dưỡng chất quan trọng trong gạo.

Đăng ngày: 30/05/2018
Cây thông cổ thụ già nhất châu Âu

Cây thông cổ thụ già nhất châu Âu

Phát hiện chỉ ra một số cây có thể sống sót hàng thế kỷ dù trải qua biến động mạnh về khí hậu.

Đăng ngày: 29/05/2018
Mỏng manh như cánh bướm, số phận chúng sẽ ra sao khi cơn mưa tới?

Mỏng manh như cánh bướm, số phận chúng sẽ ra sao khi cơn mưa tới?

Dĩ nhiên những chú bướm gặp mưa sẽ đi trốn. Nhưng hiện nay, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, cánh bướm khó lòng chống chọi trước mưa to gió lớn.

Đăng ngày: 28/05/2018
Cận cảnh

Cận cảnh "vòng đời" của hoa bồ công anh khiến nhiều người ngỡ ngàng

Khi nhắc đến Dandelion – hoa bồ công anh, bạn nghĩ tới một bông hoa màu vàng xòe lớn hay một bông hoa trắng thả từng hạt bồ công anh nhẹ tựa lông hồng bay theo gió?

Đăng ngày: 28/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News