Vì sao chất thải của chim có màu trắng?
Tại sao phân chim có màu trắng? Bởi vì chúng ăn chocolate trắng? Không chính xác!
Axit uric chính là phần màu trắng trong chất thải của chim.
Trên thực tế, phần màu trắng trong chất thải của chim không phải là phân chim. Phần màu nâu hoặc xanh lục nằm ở giữa phần màu trắng mới thực sự là phân của chúng. Khó hiểu đúng không?
Ở người, thận lọc các chất thải nitơ như urê từ máu và bài tiết nó dưới dạng nước tiểu lỏng.
Tuy nhiên, thận ở chim không tạo ra nước tiểu lỏng. Thay vào đó, chúng bài tiết chất thải nitơ dưới dạng axit uric. Axit uric chính là phần màu trắng trong chất thải của chim.
Bên cạnh đó, con người có hai đường để đưa chất thải ra ngoài. Một để loại bỏ nước tiểu do thận thải ra (đường tiểu). Đường còn lại để loại bỏ phân do ruột thải ra.
Nhưng chim chỉ có một đường thải duy nhất gọi là lỗ huyệt (cloaca). phân từ ruột (màu xanh hoặc nâu) và axit uric từ thận (màu trắng) được thải ra cùng một lúc, kết quả là tạo ra hỗn hợp chất thải màu trắng pha lẫn xanh, nâu.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia
Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.
