Vì sao chim cánh cụt "thích" đẻ trứng vào mùa đông?

Là sinh vật hiếm hoi sinh sống ở Nam Cực, chim cánh cụt khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao chúng "thích" đẻ trứng vào mùa đông và làm cách nào để trứng không bị đóng băng?

Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt duy nhất chấp nhận chiến lược rủi ro trong sinh sản khi đẻ trứng vào mùa đông. Những con cái sẽ đi kiếm ăn trong khi chim đực sẽ ở lại và ấp trứng khi nhiệt độ ngày càng lạnh hơn.

Vì sao chim cánh cụt thích đẻ trứng vào mùa đông?
Chim cánh cụt sống chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu.

Lý do cho việc sinh sản vào mùa đông có liên quan rất lớn tới nguồn thức ăn. Khi vài ngàn con chim cánh cụt non mới nở, chúng đòi hỏi cả tấn cá, mực và nhuyễn thể làm thức ăn.

Nguồn thức ăn này chỉ có sẵn vào mùa xuân khi những vùng băng giá tan đi nhiều. Việc ấp trứng mất khoảng 4 tháng, điều đó đồng nghĩa với việc chúng cần đẻ vào mùa đông để trứng kịp nở vào mùa xuân.

Để có thể ấp trứng vào mùa đông, chim cánh cụt về cơ bản đã có những tiến hóa nhất định. Chúng được bao phủ bởi lớp lông dày vài cm, cách giữ nhiệt cho chúng và trứng hay con non.

Cũng như nhiều loài chim cánh cụt khác, chim cánh cụt hoàng đế có một vạt da trần trên bụng được gọi là "túi ấp trứng". Chúng khéo léo để trứng lên chân, áp nó vào vùng da trần và phủ bởi lớp lông dày giúp trứng cách ly với thế giới băng giá bên ngoài.

Trong vài tuần sau khi nở, chim cánh cụt con dành toàn bộ thời gian trong "túi sưởi" của bố mẹ. Tất nhiên, quá trình ấp trứng cũng phụ thuộc nhiều vào việc chim bố mẹ có thể duy trì được điều kiện lý tưởng hay không.

Chúng được các nhà khoa học đánh giá cao sự kiên cường khi chịu tư thế ấp trứng trong nhiều tháng vì con của mình. Chúng cũng khéo léo tập trung thành bầy đàn để đảm bảo nguồn nhiệt tập thể hiệu quả nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ấp nở thành công loài dẽ mỏ thìa cực kỳ nguy cấp

Ấp nở thành công loài dẽ mỏ thìa cực kỳ nguy cấp

Hai con dẽ mỏ thìa được ấp nở thành công tại khu bảo tồn tự nhiên Slimbridge mở ra cơ hội cứu loài chim lội nước hiếm nhất thế giới.

Đăng ngày: 30/12/2019
Vì sao con người không bao giờ cưỡi ngựa vằn?

Vì sao con người không bao giờ cưỡi ngựa vằn?

Hầu như trong tất cả các tư liệu hay phim ảnh, sách truyện, chúng ta đều chỉ thấy loài người cưỡi những con ngựa đủ màu mà không bao giờ là ngựa vằn.

Đăng ngày: 30/12/2019
Cách săn mồi đơn độc của gấu Bắc Cực

Cách săn mồi đơn độc của gấu Bắc Cực

Thức ăn chính của gấu Bắc Cực là hải cẩu, không có loài động vật này, gấu Bắc Cực khó có thể tồn tại.

Đăng ngày: 30/12/2019
Vì sao rắn không có tai lại nghe được tiếng sáo?

Vì sao rắn không có tai lại nghe được tiếng sáo?

Qua điện ảnh và truyền hình ta được biết rằng: ở Ấn Độ thường xuất hiện những con rắn ngóc đầu, đung đưa theo tiếng sáo của người chủ.

Đăng ngày: 30/12/2019
Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Đa số các động vật sống dần lão hóa sau khi đạt đến ngưỡng trưởng thành về sinh lý trong của vòng đời. Vậy lão hóa có nghĩa gì và vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Đăng ngày: 29/12/2019
Chim lợn đi săn: Dọa con mồi khiếp vía đến mức không dám di chuyển, đành đứng im chờ chết

Chim lợn đi săn: Dọa con mồi khiếp vía đến mức không dám di chuyển, đành đứng im chờ chết

Trong những đêm trăng tròn sáng tỏ, chim lợn rất dễ bị con mồi nhận dạng, nhưng chúng biết cách biến điểm yếu này thành một món vũ khí kiếm ăn thượng hạng.

Đăng ngày: 28/12/2019
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 28/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News