Vì sao con đỉa lại hút máu?

Đỉa là loài sống dưới nước hoặc trên cạn, kiếm ăn bằng cách hút máu cá, ếch, thằn lằn, chim... Nếu có cơ hội, những động vật lớn hơn, như con người, cũng có thể bị tấn công.

Đỉa hút máu vì đó là nguồn thức ăn rất tốt cho chúng. Một số loài đỉa thậm chí chỉ cần mỗi năm ăn một lần.

Đỉa không thích máu đông. Hiện tượng đông máu diễn ra khi máu tiếp xúc với không khí. Đỉa không thể kiếm ăn nếu máu đóng thành cục, nên nó có giải pháp là tiết ra một chất hóa học ngăn chặn sự vón cục của máu.


Đỉa không phải là loài duy nhất hút máu động vật.

Điều này giữ cho máu lưu thông để đỉa có thể hút liên tục trong hai hoặc ba giờ. Bằng cách đó, nó thu thập đủ thức ăn để tồn tại cho đến khi tìm thấy một con vật khác để hút máu.

Đỉa không phải là loài duy nhất hút máu động vật. Những loài như muỗi, bọ ve, dơi ma cà rồng, rệp, rận... tất cả đều hút máu các động vật lớn hơn, nên được gọi là loài sống kí sinh.

Đỉa có thể gây khó chịu và vết cắn của chúng có thể khiến chúng ta ngứa ngáy nhưng chúng thường không nguy hiểm cho con người. Trên thực tế, đỉa đã được sử dụng để chữa bệnh cho con người từ hàng ngàn năm trước. Khả năng hút máu của chúng được cho là hữu ích trong việc hút máu bị bệnh hoặc máu "xấu" ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng đỉa để hút máu xấu thì người bệnh có thể bị suy nhược do mất nhiều máu.

Trong lĩnh vực y học, đỉa vẫn hữu ích là công cụ để cải thiện lưu thông máu trên da. Chúng cũng làm giảm nguy cơ đông máu khi điều đó có thể gây nguy hiểm ở một số người bệnh.

Ngày nay, các nhà khoa học đã có thể tạo ra một phiên bản nhân tạo của chất hóa học mà đỉa sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông, được gọi là "hirudin".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất