Khói bốc lên trên cây cổ thụ nghìn năm tuổi gần 1 năm sau cháy rừng

Các nhà khoa học phát hiện cây Sequoia ở Vườn quốc gia Sequoia tại California vẫn âm ỉ cháy nhiều tháng sau đám cháy xé toạc khu vực này vào tháng 8 năm ngoái.

Các nhà khoa học và đội cứu hỏa của Vườn quốc gia Sequoia tìm thấy cây Sequoia khổng lồ này khi đang khảo sát khu vực để đánh giá thiệt hại sau vụ cháy rừng Castle năm 2020.

Khói bốc lên trên cây cổ thụ nghìn năm tuổi gần 1 năm sau cháy rừng
Khói bốc lên từ cây Sequoia. (Ảnh: Tony Caprio).

Cây Sequoia này đã cháy thành than nhưng vẫn đứng vững. Trông xa, nó như một ống phun khói giữa cánh rừng cháy đen chưa phục hồi. Các nhà khoa học ước tính cây Sequoia nói trên hàng trăm, hoặc hàng nghìn năm tuổi.

Mike Theune, nhân viên Vườn quốc gia cho biết mặc dù các vụ cháy âm ỉ sau sau một vụ cháy dữ dội không phải là hiếm, nhưng ít khi bắt gặp tình trạng này ở các cây Sequoia.

Theo các nhà nghiên cứu, dù ngọn lửa đã biến mất, một số tro tàn vẫn âm ỉ suốt mùa đông. Ngọn lửa bên trong Sequoia dường như "trú ẩn" bên trong thân cây suốt nhiều tháng bất chấp mưa và tuyết rơi vào mùa đông.

Leif Mathiesen, trợ lý quản lý phòng cháy chữa cháy của vườn quốc gia cho biết hiện tượng Sequoia cháy âm ỉ không gây nhiều thiệt hại, nhưng nó chứng tỏ "công viên khô hạn đến mức nào".

Theo Cơ quan Giám sát Hạn hán Mỹ, nhiều khu vực của bang California, bao gồm cả các vùng trong và xung quanh Vườn Quốc gia Sequoia, đang trong tình trạng "hạn hán khắc nghiệt".

Các chuyên gia cảnh báo với tình trạng khô hạn như hiện nay, các bang nên chuẩn bị cho một mùa cháy rừng khác.

Vụ cháy rừng Castle năm 2020 thiêu rụi gần 70.000 hecta trước khi ngọn lửa được dập tắt vào cuối tháng 12.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài thực vật mới được phát hiện tại Vườn Quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh

Loài thực vật mới được phát hiện tại Vườn Quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh

Thêm một loài thực vật bổ sung cho khoa học thế giới được phát hiện tại Vườn Quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh vừa được đăng tải trên tạp chí chuyên nghành Phytotaxa.

Đăng ngày: 10/05/2021
Con vật nặng chưa tới 1 gram có thể bay liên tục 6400km, băng qua cả Ấn Độ Dương

Con vật nặng chưa tới 1 gram có thể bay liên tục 6400km, băng qua cả Ấn Độ Dương

Khi những chiếc máy bay hiện đại cũng phải nghiêng mình thán phục trước phép màu của tự nhiên...

Đăng ngày: 09/05/2021
Ong khoái: Loài ong nguy hiểm nhất rừng rậm Đông Nam Á

Ong khoái: Loài ong nguy hiểm nhất rừng rậm Đông Nam Á

Ong khoái (Apis dorsata) được mô tả là một trong những loài nguy hiểm nhất ở các khu rừng rậm Đông Nam Á vì hành vi phòng thủ hung hãn của chúng.

Đăng ngày: 07/05/2021
Bướm đêm khổng lồ nặng hơn chuột xuất hiện khiến nhiều người hoảng hốt

Bướm đêm khổng lồ nặng hơn chuột xuất hiện khiến nhiều người hoảng hốt

Công nhân xây dựng tìm thấy một mẫu vật hiếm thuộc loài bướm đêm nặng nhất thế giới tại trường tiểu học Mount Cotton State ở bang Queensland, Australia.

Đăng ngày: 06/05/2021
Lần đầu tiên phát triển thành công loại cỏ biến đổi gene hút chất độc hại

Lần đầu tiên phát triển thành công loại cỏ biến đổi gene hút chất độc hại

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát triển thành công cỏ biến đổi gene có khả năng hấp thụ hóa chất hexogen, giúp xử lý ô nhiễm.

Đăng ngày: 05/05/2021
Các nhà khoa học tạo ra một công cụ chỉnh sửa gene mới

Các nhà khoa học tạo ra một công cụ chỉnh sửa gene mới

Các nhà khoa học đặt tên công cụ mới là Retron Library Recombineering (RLR), sử dụng các đoạn DNA của vi khuẩn có thể tạo ra các DNA sợi đơn (retron).

Đăng ngày: 05/05/2021
Trung Quốc phát triển tổ hợp vi khuẩn mới có khả năng

Trung Quốc phát triển tổ hợp vi khuẩn mới có khả năng "ăn" nhựa

Các nhà khoa học phát hiện sự kết hợp của 3 loại vi khuẩn biển có thể phân huỷ màng nhựa polythene – một trong những loại nhựa phổ biến nhất.

Đăng ngày: 05/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News