Phát hiện mộ cổ thời Bắc Chu: Cuối cùng "trong đống đổ nát đã xuất hiện kỳ tích"!
Ngôi mộ này là minh chứng cho câu “trong cái rủi có cái may”. Tưởng như đã hết hy vọng, thế nhưng trong đống đổ nát vẫn xảy ra kỳ tích.
Cố Nguyên là một thành phố thuộc Ninh Hạ, nằm ở nơi giao thoa giữa văn hóa nông nghiệp của vùng đồng bằng miền Trung và văn hóa du mục phương Bắc của Trung Quốc. Đây không chỉ là một vị trí quan trọng trên Con đường tơ lụa cổ đại mà còn là đầu mối giao thông và trung tâm quân sự lúc bấy giờ.
Vào những năm 1980, các nhà khảo cổ đã khai quật một ngôi mộ bí ẩn ở thành phố này. Nhưng được một nửa, mọi người hoảng sợ, chọn cách thoái thác, đồng thời yêu cầu cứu hộ khẩn cấp ngay lập tức. Vậy điều gì đã xảy ra khiến các nhà khảo cổ học hoảng sợ đến vậy?
Quy mô của khu mộ cổ này không hề nhỏ, nó có thể được xây dựng từ thời Bắc Ngụy. Các chuyên gia nhận định đây là một nhóm lăng mộ quý tộc.
Việc khai quật ngôi mộ cổ diễn ra rất suôn sẻ. Một ngày, trời đột nhiên đổ cơ mưa đá, cả đoàn không có chỗ trú đành trú tạm trong khu mộ. Sau đó người dân nghe thấy một tiếng nổ, và lối đi của ngôi mộ bị che mất. Khi mọi người đang hoảng loạn, dân làng chạy đến nghe tin, một chuyên gia khảo cổ có kinh nghiệm đã lập tức yêu cầu gọi cho đội cứu hỏa đến ứng cứu.
Trong khi chờ cứu hộ, đoàn khảo cổ phát hiện ra rằng dưới cơn mưa lớn, các bức tranh tường ở hai bên lăng mộ dần lộ ra. Tổng cộng nhóm khảo cổ tìm thấy hơn 40 bức tranh khác nhau. Sau khi được cứu, các nhân viên của đội khảo cổ đã sử dụng kỹ thuật khoa học để làm sạch những bức tranh này, và cuối cùng thu được 20 bức tương đối hoàn chỉnh.
Những bức tranh này chủ yếu thể hiện cảnh sống xa hoa của chủ nhân ngôi mộ trước khi sống. Sau khi phân tích, nhóm khảo cổ khẳng định chủ nhân của ngôi mộ này là một nhà quý tộc thời Bắc Chu.
Bát thủy tinh. (Ảnh: Sohu).
Ấm mạ vàng. (Ảnh: Sohu).
Bên trong ngôi mộ rất lộn xộn, một số tang vật vô giá trị nằm rải rác khắp nơi, hiển nhiên nơi đây đã bị bọn trộm mộ viếng thăm. Ở giữa ngôi mộ, đoàn khảo cổ tìm thấy một chiếc quan tài, bên trong quan tài bằng gỗ đã mục nát có hai hài cốt một nam một nữ, chứng tỏ đây là ngôi mộ dành cho một cặp vợ chồng.
Ban đầu, nhóm khảo cổ cho rằng sẽ không còn lại đồ vật gì còn giá trị. Tuy nhiên, sau khi xác định được danh tính chủ nhân nơi này, nhóm khảo cổ đã phát hiện bất ngờ ở góc Tây Bắc. Nơi đây đã bị sạt lở, hai bảo vật cấp quốc gia bị bùn cát che lấp may mắn không bị bọn trộm mộ nhìn thấy.
Đó là chiếc "ấm mạ vàng" và "bát thủy tinh". Và hai cổ vật này mang đặc điểm rõ rệt của phong cách Tây Á. Điều này cho thấy rằng nó đã được du nhập từ các Vùng phía Tây thông qua Con đường tơ lụa cổ đại. Kể từ đó, nhóm khảo cổ đã khai quật được hơn 770 đồ vật khác, chủ yếu là đồ gốm, đồ vàng bạc và các loại hạt màu khác nhau.