Phần tua rua đỏ ở ngọn giáo dùng để làm gì? Đâm vào kẻ địch mới phát huy tác dụng kinh ngạc!

Trên chiến trường xưa, nhiều binh lính và tướng lĩnh thích sử dụng các loại giáo làm binh khí chính. Chẳng hạn như ở Trung Quốc có thanh giáo nổi tiếng Hổ Đầu Trạm Kim của Tư Mã Siêu hay ngọn giáo bạc của Triệu Vân... được làm thủ công với chất liệu đặc biệt.

Trong các loại giáo có một kiểu thiết kế rất đặc biệt, chính là "giáo tua rua đỏ". Phần tua rua đỏ được gắn ở phần tiếp giáp giữa đầu giáo và thân giáo, do màu sắc nổi bật nên rất dễ nhận ra. Vậy tua rua đỏ trên ngọn giáo có vai trò gì? Liệu có phải chỉ để làm đẹp?


Thực ra, khi ngọn giáo đâm vào người kẻ thù thì chức năng của tua rua đỏ này mới được phát huy. (Ảnh: Xuanyufei).

Đầu tiên, phần tua rua có chức năng hấp thụ chất lỏng. Về cơ bản, binh khí kim loại rất trơn và dễ bị trượt tay rơi, nhất là khi vung mạnh.

Trên thương trường giết loạn sẽ không tránh khỏi máu kẻ địch bắn khắp nơi. Khi ấy, máu sẽ theo hướng tua rua đỏ rơi dọc theo hướng đuôi giáo, tránh máu chảy vào phần tay cầm làm trơn tay, rơi giáo.

Điểm thứ hai, tua rua đỏ có tác dụng cố định rất tốt. Phần nối giữa đầu giáo kim loại và thân giáo bằng gỗ có khe hở bên trong, nên tua rua đỏ ở đây còn giúp cố định, lấp trống phần mối nối.

Khi ấy cây giáo sẽ rất chắc, không phải lo lắng rơi rớt, đây là điều khá cấm kỵ trong thực chiến, lúc nào cũng phải chú ý.

Thứ ba, tua rua đỏ có thể đóng vai trò can thiệp vào đường ngắm của đối phương để tạo ra ảo ảnh. Nói một cách đơn giản, trong quá trình chiến đấu, bằng cách lắc tua rua đỏ khi vung giáo lên khiến đối phương không xác định được độ dài cụ thể của giáo, dẫn đến phán đoán phòng thủ sai lầm.


Việc lắc tua rua đỏ khi vung giáo lên sẽ khiến đối phương không xác định được độ dài cụ thể của giáo, dẫn đến phán đoán phòng thủ sai lầm.

Ảo ảnh tạo ra khiến đối thủ lầm tưởng giáo không đủ dài, nhưng thực tế vị trí kẻ địch lại vẫn ở trong tầm tấn công của ngọn giáo. Cũng nhờ thế mà dễ dàng chiến thắng hơn! Có nhiều cao thủ võ lâm đã luyện chiêu lắc giáo đỉnh cao để hạ kẻ thù chỉ trong tích tắc.

Xét về tổng thể, có thể thấy rằng giáo tua rua đỏ mạnh hơn chúng ta tưởng tượng. Dù sở hữu vẻ ngoài trông khá thô sơ nhưng sức mạnh của nó cũng rất đáng kinh ngạc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News