Khỉ đột vỗ ngực để làm gì?

Rất nhiều người cho rằng hành vi vỗ ngực của những con khỉ đột chỉ là để thể hiện sự thách thức hay thống trị.

Tuy nhiên, mới đây một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng hành vi vỗ ngực của khỉ đột không hoàn toàn như những gì chúng ta vẫn biết.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports đã kết luận rằng, hành vi vỗ ngực của khỉ đột thực tế là một phương tiện giao tiếp không lời "mã hóa" khả năng cạnh tranh của chúng thay vì khoa trương sức mạnh.

Khỉ đột vỗ ngực để làm gì?
Hành vi vỗ ngực của khỉ đột thực tế là một phương tiện giao tiếp không lời.

Bản thân việc vỗ ngực của khỉ đột thể hiện kiểu giao tiếp thú vị không giống như con người. Nó không thực sự là giọng nói mà là một hành động thiên hướng khoe sức mạnh thể chất có thể nhìn thấy và cũng có thể nghe thấy.

Để đưa ra kết luận, các nhà nghiên cứu đã tìm cách ghi lại âm thanh của tiếng đập ngực bằng phép quang trắc. Bằng phương pháp này, các nhà khoa học không cần phải đến gần khỉ đột vì những con khỉ đực cực kỳ mạnh mẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ở Công viên Quốc gia Volcanoes, Rwanda.

Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng phép quang trắc, các nhà khoa học vẫn cần phải ở đúng nơi và đúng thời điểm để bắt nhịp đập ngực từ những con khỉ đột.

Kết quả cho thấy âm thanh có tần số thấp hơn ở khỉ đột núi đực lớn, trong khi những con đực nhỏ có âm thanh tần số cao hơn. Trong đó âm thanh tần số thấp truyền đi xa hơn âm thanh tần số cao, có nghĩa là những con đực lớn hơn có thể là đối thủ cạnh tranh đáng gờm hơn. Điều này rất hữu ích cho những con đực có kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn có thể sử dụng thông tin để quyết định xem liệu nó có xứng đáng để đối đầu với đối thủ cạnh tranh hay lùi bước.

Trong nghiên cứu trước đó từng được thực hiện bởi cùng một nhóm nghiên cứu cho thấy những con khỉ đột núi đực lớn hơn không chỉ chiếm ưu thế về mặt xã hội, chúng còn có khả năng sinh sản thành công tốt hơn so với những con đực nhỏ hơn.

Với những con khỉ cái, chúng cũng sẽ thu thập thông tin từ âm thanh đập ngực của khỉ đực để quyết định chọn bạn đời xứng đáng.

"Tiếng đập ngực của khỉ đột là một trong những âm thanh mang tính biểu tượng của vương quốc động vật, vì vậy thật tuyệt khi chúng tôi có thể chứng minh rằng kích thước cơ thể của khỉ đột đã được mã hóa trong những màn trình diễn ngoạn mục này", Edward Wright, tác giả của nghiên cứu từ Viện Nhân chủng học Tiến hóa Planck, cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài vật duy nhất dùng xương sườn làm vũ khí

Kỳ lạ loài vật duy nhất dùng xương sườn làm vũ khí

Có tên khoa học là Pleurodeles Waltl, sa giông xương sườn nhọn là một loài động vật lưỡng cư có cách thức tự vệ vô cùng kỳ lạ.

Đăng ngày: 09/04/2021
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 08/04/2021
Biến đổi khí hậu buộc gấu Bắc Cực chuyển sang ăn trứng

Biến đổi khí hậu buộc gấu Bắc Cực chuyển sang ăn trứng

Tình trạng thiếu hụt nguồn thức ăn đã khiến gấu Bắc Cực phải tìm tới trứng chim biển để chống đói khi hiện tượng băng tan thu hẹp các khu vực săn mồi của loài này.

Đăng ngày: 08/04/2021
Lần đầu tiên có thể thu thập DNA của cơ thể sống thông qua không khí

Lần đầu tiên có thể thu thập DNA của cơ thể sống thông qua không khí

Kỹ thuật thu thập mẫu ADN trong không khí hứa hẹn sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới trong điều tra pháp y, thậm chí nghiên cứu các căn bệnh lây truyền qua đường không khí như Covid-19.

Đăng ngày: 07/04/2021
Loài rắn khiến nạn nhân bị chảy máu không ngừng đến chết

Loài rắn khiến nạn nhân bị chảy máu không ngừng đến chết

Nọc rắn hổ lửa khiến nạn nhân bị rối loạn đông máu, xuất huyết đa cơ quan và có thể tử vong.

Đăng ngày: 07/04/2021

"Lốc xoáy" tuần lộc khổng lồ ở Bắc Cực

Một nhiếp ảnh gia ghi hình đàn tuần lộc hàng trăm con chạy theo vòng tròn để tự vệ khi bác sĩ thú y tới gần.

Đăng ngày: 05/04/2021
Cách nhận biết những loại cua biển có độc ở Việt Nam

Cách nhận biết những loại cua biển có độc ở Việt Nam

Để phòng tránh ngộ độc, người dân không nên ăn các loại cua biển lạ, màu sắc sặc sỡ, có hình dạng khác thường.

Đăng ngày: 04/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News