Vì sao con người không cách nào chạy nhanh như... báo?

Con người xếp thứ 28 trong danh sách các loài chạy nhanh nhất hành tinh, tuy nhiên họ không thể nào chạy nhanh như báo Cheetah. Vì sao?

Tốc độ trung bình của loài báo này khoảng 112km/h, trong khi tốc độ kỷ lục mà "tia chớp đen" Usain Bolt đạt được năm 2009 chỉ là 44,72km/h, tức khoảng 1/3 tốc độ của Cheetah.

Bí ẩn tốc độ khủng khiếp

Theo trang Science ABC, cơ thể của báo đốm Cheetah có rất nhiều lợi thế tạo điều kiện cho những cú nước rút hoàn hảo. Cụ thể, cơ thể báo tương đối nhẹ giúp các chân không hao phí nhiều năng lượng khi di chuyển và lúc xuất phát. Phần sườn thon và cái đầu nhỏ của báo hạn chế lực cản của không khí khi chạy.


Sở hữu rất nhiều đặc tính thuận lợi cho việc chạy nhanh, báo Cheetah hiện nay vẫn không có đối thủ ở các cự ly tốc độ - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Báo Cheetah cũng là loài duy nhất trong số những động vật họ mèo không thể thu móng vuốt vào hoàn toàn khi chạy, từ đó giúp chúng tăng độ ổn định với mặt đất khi di chuyển với tốc độ cao.

Đuôi báo hoạt động linh hoạt tạo sự thăng bằng, trong khi hệ thống xương sống có khả năng chuyển hướng nhanh và dễ dàng. Phần xương vai và xương cổ không thật sự kết dính vào nhau, giúp chân nói riêng và cơ thể nói chung có thể dễ dàng mở rộng, nhờ vậy di chuyển được quãng đường xa hơn.

Các chân báo cũng rất đặc biệt khi chạm đất cùng một lúc thay vì từng chân hay từng cặp, tạo sự đồng nhất khi chuyển động.

Năm 2012, một nhóm nghiên cứu từ ĐH Yamaguchi, Nhật Bản phát hiện hệ thống cơ của Cheetah nổi bật hơn rất nhiều so với mèo hay chó, tạo nên sức đẩy cực lớn từ hai chi sau.

Cụ thể, các bó cơ loại 1 vốn sinh ra lực yếu nhưng có sức bền cao đa phần nằm ở chân trước của báo đốm. Ngược lại, chân sau của Cheetah lại chứa hầu hết bó cơ loại II có tác dụng tạo ra lực cực mạnh nhưng sức chịu đựng kém, chỉ phù hợp với phi nước đại.

Sự phân bố 2 loại cơ này ở 2 cặp chi của báo đốm cũng chính là nguyên tắc vận hành của nhiều xe ôtô ngày nay, trong đó 2 bánh sau chủ yếu sinh ra lực còn 2 bánh trước làm nhiệm vụ cân bằng khi giảm tốc và chuyển hướng.

Vì sao con người không chạy nhanh hơn Cheetah?


Thành tích tốt nhất của "tia chớp đen" Usain Bolt chỉ bằng 1/3 tốc độ của Cheetah - (Ảnh: BBC).

Có rất nhiều yếu tố không thích hợp cho con người chạy nhanh. Trước tiên, khi tiến hóa từ những loài khỉ không đuôi, tay và chân của người phát triển lớn hơn, tạo cho con người sự cân bằng, nhất là khi đứng trên 2 chân nhưng qua đó cũng hạn chế tốc độ khi chuyển động.

Mắt cá con người chỉ cho phép bàn chân chuyển động về phía trước chứ không thể về phía sau, từ đó ngăn cản khả năng chuyển động. Cơ thể hay đầu con người cũng to hơn, do vậy bị lực cản không khí tác động nhiều hơn.

Một trong những nguyên nhân chính là nằm ở cấu tạo các cơ. Trong tổng số cơ con người, khoảng 48% là cơ co chậm, 50% cơ co nhanh và chỉ 2% cơ co cực nhanh, trái lại số cơ co nhanh ở báo Cheetah lên đến 70%.

Tuy nhiên, tỉ lệ số lượng giữa cơ chậm và cơ nhanh không giống nhau và phụ thuộc vào từng người. Tỉ lệ này trên lý thuyết biểu hiện tốc độ của một người và gần như rất khó thay đổi.

Dĩ nhiên việc luyện tập thường xuyên có thể giúp các cơ hoạt động linh hoạt và khỏe mạnh hơn nhưng không thể tăng đáng kể số lượng cơ co nhanh.

Do đó, gần như con người không thể "soán ngôi" báo đốm Cheetah trong các cuộc đua về tốc độ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 10/04/2025
13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?

Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?

Các nghiên cứu về cơ bắp của Bonobo và phát hiện ra chúng liên quan chặt chẽ với con người hơn so với Tinh Tinh thông thường.

Đăng ngày: 08/04/2025
Những loài vật có khả năng

Những loài vật có khả năng "thành tinh" trên Trái đất

Trẻ mãi không già, mất đầu cũ - mọc đầu mới, trường sinh bất lão... là những khả năng có 1-0-2 của các loài động vật "sống dai" này.

Đăng ngày: 06/04/2025
Trò chơi tình dục trong thế giới động vật

Trò chơi tình dục trong thế giới động vật

Trong chuyện yêu đương, động vật hoang dã có cách thức riêng. Từ sư tử cái châu Phi quan hệ với nhiều con đực trước khi trao gửi trứng cho một gã nhất định, tới những con hải mã đực chơi bời với vài con cái cùng một lúc. Thế giới động vật tr&

Đăng ngày: 06/04/2025
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News