Vì sao công bố quốc tế của Việt Nam còn ít?

Hạn chế ngôn ngữ, bản tính trì trệ, khó khăn về tài chính... là những lý do khiến Việt Nam ít có công bố quốc tế.

Dù số lượng bài báo quốc tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh trong năm năm qua, nhưng vẫn còn cách xa so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Singapore. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu từ hệ thống quản lý và bản thân nhà khoa học.

Định hướng và môi trường nghiên cứu

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales (Australia), cho rằng khoa học trong nước thiếu định hướng nghiên cứu nên loay hoay ở đề tài mà người khác đã làm. Những đề tài cũ thường khó có khả năng công bố.

Trong khi đó, các cơ quan tài trợ khoa học ở cấp sở, bộ và Nhà nước không đặt vấn đề công bố quốc tế như tiêu chuẩn để tài trợ và nghiệm thu. Điều này khiến giới khoa học cảm thấy không cần công bố quốc tế. Bên cạnh đó, môi trường "hành chính" cũng làm nhụt ý chí của biết bao nhà nghiên cứu trẻ.

Theo giáo sư Trương Nguyện Thành, Hiệu phó Đại học Hoa Sen, công bố quốc tế được xem là một trong những kết quả chính của nghiên cứu khoa học, nhưng ngân sách nhà nước đầu tư chưa tương xứng. Môi trường nghiên cứu khoa học tốt đòi hỏi các yếu tố: hạ tầng cơ sở, cụ thể là phòng thí nghiệm; ngân sách và cơ chế quản lý thông thoáng; con người và hệ thống hỗ trợ phát triển.

"Hoạt động nghiên cứu khoa học ở nước ngoài thường tập trung mạnh mẽ ở các trường đại học thì Việt Nam phần lớn phòng thí nghiệm lại ở các viện nghiên cứu. Mặt khác, cơ chế hỗ trợ cho giảng viên trẻ ở trường đại học hay viện nghiên cứu hầu như rất ít", giáo sư Thành nói.

Vì sao công bố quốc tế của Việt Nam còn ít?
Việt Nam tụt hậu về công bố quốc tế xuất phát từ quán tính trì trệ của thời kỳ khó khăn trước đó. (Ảnh minh họa).

Giáo sư Phạm Đức Chính (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thẳng thắn chỉ ra Việt Nam tụt hậu về công bố quốc tế xuất phát từ quán tính trì trệ của thời kỳ khó khăn trước đó. Quán tính này làm nhiều nhà khoa học, kể cả được đào tạo ở nước ngoài, nhưng không chịu sức ép bám theo chuẩn mực quốc tế, dần thui chột về tài năng. Vì vậy Nhà nước cần tạo cơ chế chính sách nhằm "tạo sức ép" cho khoa học Việt ngày càng theo chuẩn mực quốc tế.

Văn hóa khoa học

Không chỉ có nguyên nhân từ hệ thống quản lý, giáo sư Tuấn chỉ ra hạn chế từ chính nội tại người nghiên cứu. Nhà khoa học Việt Nam chưa quen với văn hoá công bố quốc tế, chưa nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc này. Thậm chí một số người còn biện mình rằng nghiên cứu cơ bản mới công bố quốc tế, còn ứng dụng thì không cần.

Khoa học hay bất cứ ngành nghề nào đều cần có người đi trước để hướng dẫn "đàn em", tạo điều kiện cho họ có cơ hội tiếp tục sự nghiệp. Việt Nam thiếu người hướng dẫn có kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học. Điều này dẫn đến thực tế các nhà khoa học trẻ có nhiệt huyết và tài năng muốn làm nghiên cứu nhưng đành "bó tay".

Hạn chế về ngôn ngữ

Một rào cản khác khiến các công bố của Việt Nam ít xuất hiện trên ISI là cách viết bài báo khoa học và hạn chế trong ngoại ngữ. Thực tế nhiều nhà khoa học trẻ muốn công bố nghiên cứu trên các tập san quốc tế, nhưng lại không biết viết bài báo khoa học sao cho đạt chuẩn mực.

Có người biết cách viết, nhưng tiếng Anh thì chưa đủ để có thể soạn một bản thảo hoàn chỉnh. Khả năng ngoại ngữ của các tác giả Việt Nam còn kém được cho là một trong lý do chính khiến các bài báo bị tập san từ chối công bố.

Quy trình đăng bài báo trên tạp chí quốc tế

Theo nhiều nhà khoa học, việc các công trình nghiên cứu bị tập san từ chối là chuyện "thường gặp" bởi phải trải qua quy trình xét duyệt nghiêm túc. Sau khi công trình gửi tới tạp chí, tổng biên tập sẽ xem qua chủ đề, bản tóm tắt và quyết định giao cho một phó tổng viên tập phụ trách để quyết định từ chối hay gửi ra ngoài bình duyệt. Nếu từ chối họ sẽ gửi thư thông báo tới tác giả.

Nếu có khả năng đăng tải, công trình đó sẽ được gửi tới ít nhất 2-3 chuyên gia là người đọc phản biện có kiến thức sâu rộng về chủ đề công trình. Nếu số đông phản biện đồng ý đăng, ban biên tập sẽ liên hệ với tác giả đề nghị chỉnh sửa, bổ sung hay làm rõ những vấn đề mà chuyên gia phản biện yêu cầu. Trường hợp tác giả chỉnh sửa quá nhiều sau lần góp ý đầu tiên, ban biên tập sẽ gửi đi phản biện thêm một vòng nữa. Cuối cùng tổng biên tập dựa vào quyết định của phó tổng biên tập và chuyên gia bình duyệt để thông báo đến tác giả.

Xác xuất từ chối phụ thuộc chỉ số tác động impact factor (IF) của tập san đó. Tập san có IF càng cao thì tỷ lệ từ chối càng cao. Ví dụ những tập san như BMJ (tập san hàng đầu thế giới về y khoa) nhận được khoảng 1.000 bản thảo mỗi năm, họ từ chối từ 70-95% bản thảo. Trong đó 50% bài báo bị từ chối ngay bước đầu tiên, tức là không cần gửi ra ngoài bình duyệt, 45% là từ chối sau khi đã qua bình duyệt lần đầu và 5% là từ chối sau khi bình duyệt lần thứ hai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống ngoại hành tinh

NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống ngoại hành tinh

NASA sẽ tiết lộ phân tích đáng tin cậy nhất của sứ mệnh Kepler về sự sống trên những hành tinh xa xôi trong họp báo đầu tuần sau.

Đăng ngày: 14/06/2017
NASA công bố sứ mệnh vĩ đại: Thám hiểm Mặt trời ở vùng

NASA công bố sứ mệnh vĩ đại: Thám hiểm Mặt trời ở vùng "chảo lửa" nóng 1.400 độ C

Đây là lần đầu tiên cơ quan vũ trụ Mỹ công bố chi tiết sứ mệnh tiếp cận Mặt trời gần nhất trong lịch sử của NASA.

Đăng ngày: 31/05/2017
Tối nay, NASA sẽ thông báo với công chúng về sứ mệnh

Tối nay, NASA sẽ thông báo với công chúng về sứ mệnh "chạm tới Mặt Trời"

Ta sẽ có cơ hội hiểu kĩ hơn về ngôi sao nằm gần chúng ta nhất, làm tiền để nghiên cứu cho những sứ mệnh tương lai với những hệ sao ngoài Vũ trụ bao la kia.

Đăng ngày: 31/05/2017
32 đội tranh tài trong vòng chung kết Robocon 2017

32 đội tranh tài trong vòng chung kết Robocon 2017

Với chủ đề "Chinh phục đĩa bay", các đội tuyển lọt vào vòng chung kết Robocon 2017 sẽ trình diễn nhiều giải pháp công nghệ mới

Đăng ngày: 28/04/2017

"Lên dây cót" cho chiến dịch Giờ Trái đất 2017

Từ 20h30 đến 21h30 ngày 25/3/2017, sự kiện Giờ Trái Đất 2017 tại Việt Nam chính thức được bắt đầu với hơn 5.000 thanh thiếu niên và người dân trên địa bàn TP HCM tham gia hưởng ứng.

Đăng ngày: 20/02/2017
16 công trình đoạt giải

16 công trình đoạt giải "Nobel khoa học của Việt Nam"

Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 9 công trình đặc biệt xuất sắc và giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ cho 7 công trình sẽ được trao tặng ngày 15/1.

Đăng ngày: 09/01/2017
NASA họp báo công bố bí mật về hệ Mặt Trời

NASA họp báo công bố bí mật về hệ Mặt Trời

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tổ chức họp báo công bố phát hiện mới nhất về hệ Mặt Trời từ chương trình khám phá Discovery.

Đăng ngày: 05/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News