Vì sao Google chọn xây trung tâm dữ liệu tại Singapore và Đài Loan?

Hiện tại, Google chỉ có 2 trung tâm dữ liệu tại châu Á, nằm ở Singapore và Đài Loan. Vì sao gã khổng lồ tìm kiếm Internet lại chọn nước này?

3 tháng cuối năm 2014, Internet châu Á tăng trưởng đúng bằng với dân số Canada. Tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng này là lý do vì sao Google muốn thiết lập sự hiện diện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC), theo ông Joe Kava, Phó Chủ tịch trung tâm dữ liệu Google.

Trong một hội thảo cùng năm, ông Kava lưu ý hơn một nửa dân số thế giới đang sống tại châu Á, chiếm gần một nửa người dùng Internet toàn cầu. Mỗi ngày, có nhiều người dùng Internet mới tại APAC hơn bất kỳ khu vực nào khác, là động lực hoàn hảo để Google đặt các trung tâm dữ liệu gần hơn với khách hàng mà họ đang phục vụ, đặc biệt khi đây cũng là nơi nhiều người chưa được online.

Vì sao Google chọn xây trung tâm dữ liệu tại Singapore và Đài Loan?
Trung tâm dữ liệu của Google đặt tại Singapore đang được mở rộng (vùng khoanh tròn).

Năm 2013, Google mở hai trung tâm dữ liệu tại APAC, đặt tại Jurong West (Singapore) và Changhua (Đài Loan). Dù được thiết kế và xây dựng cùng lúc, chúng lại vô cùng khác biệt. Trung tâm dữ liệu Singapore xây trên diện tích hơn 24.000m2 trong khi Đài Loan là gần 150.000m2. Đến năm 2015, Google thông báo mở rộng trung tâm dữ liệu tại Singapore sang cơ sở thứ hai lớn hơn nằm kế bên. Cũng trong năm 2013, Google từ bỏ kế hoạch xây trung tâm thứ ba tại Hồng Kông. Theo TechCrunch, nếu xét giá đất ở châu Á, mở rộng trung tâm sẵn có được ưa chuộng hơn là mở một trung tâm mới toanh.

Ông Joe Kava giải thích lý do chọn Singapore làm nơi xây trung tâm dữ liệu: “Chúng tôi nhìn vào một số yếu tố như net neutrality (bình đẳng Internet), môi trường kinh doanh và quyền riêng tư dữ liệu. Singapore là lựa chọn dễ dàng nếu đánh giá tất cả những điều này và họ là một trong những nước đứng đầu trong danh sách của chúng tôi tại châu Á”.

Dường như ông không e ngại khí hậu nóng ẩm ở đây vì một số trung tâm dữ liệu khác của Google cũng đang đối diện với thách thức tương tự. Điều quan trọng là nó phải được thiết kế đúng ngay từ đầu. Dù vậy, bất chấp sự nhiệt thành đối với Singapore, ông thừa nhận xây trung tâm dễ hơn nhiều nếu có nhiều đất hơn. Hạn chế về đất đai và các quy định khác buộc Google phải xây dựng trung tâm dữ liệu cao tầng đầu tiên tại đây.

Trên website Google, công ty cũng nêu lý do chọn lựa Singapore: đó là đất nước này mang đến sự kết hợp hoàn hảo của cơ sở tạ tầng đáng tin cậy, lực lượng lao động lành nghề và các quy định thân thiện với doanh nghiệp, cam kết minh bạch.

Singapore còn có nền kinh tế Internet sôi động; ằm ở trung tâm một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới nơi hàng triệu người dùng mỗi ngày lên mạng để tìm kiếm thông tin, giải trí, cơ hội kinh doanh mới và tương tác với bạn bè, gia đình.

Trong khi đó, trung tâm dữ liệu đặt tại Đài Loan được thiết kế để trở thành trung tâm thân thiện với môi trường và hiệu quả nhất. Nơi này sử dụng hệ thống lưu trữ năng lượng nhiệt và làm mát ban đêm.

Vì sao Google chọn xây trung tâm dữ liệu tại Singapore và Đài Loan?
Trung tâm dữ liệu Google đặt tại Đài Loan.

Hệ thống hoạt động như sau: làm mát nước vào ban đêm, khi nhiệt độ thấp hơn, lưu nước lạnh trong các thùng lớn để duy trì nhiệt độ trước khi bơm ra toàn cơ sở để làm mát máy chủ trong cả ngày. Một nhóm gồm hơn 60 nhân viên toàn thời gian Google giúp vận hành trung tâm bên cạnh nhiều nhân viên hợp đồng bán thời gian hoặc toàn thời gian.

Về lý do chọn Đài Loan, Google viết trên website: Đài Loan là trung tâm công nghệ cao với lịch sử hỗ trợ các sáng kiến và đầu tư nước ngoài, nằm ngay ở trái tim châu Á. Để cấp năng lượng cho ngành công nghiệp công nghệ cao và nền kinh tế Internet, Đài Loan đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nhân tài đẳng cấp thế giới và môi trường pháp lý ổn định.

Cũng như mọi trung tâm khác trên toàn cầu, quyết định chọn Chuanghua được dựa trên một quy trình đánh giá khắt khe, triệt để, cân nhắc đến nhiều yếu tố như vị trí, cơ sở hạ tầng, nhân lực, quy định kinh doanh hợp lý và chi phí.

  • Bên trong trung tâm dữ liệu của Google có gì?
  • Khám phá 10 trung tâm dữ liệu độc đáo trên thế giới
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giảm dung lượng file PDF với “Free PDF Compressor”

Giảm dung lượng file PDF với “Free PDF Compressor”

Chắc bạn đã không ít lần gặp phải những file PDF quảng cáo sản phẩm hoặc đăng tải toàn bộ nội dung một quyển tạp chí cực dày… mà dung lượng của nó có thể vượt qua những 10 MB?

Đăng ngày: 26/10/2017
Xuất hiện mã độc tống tiền mới lây lan nhanh chóng

Xuất hiện mã độc tống tiền mới lây lan nhanh chóng

Theo hãng bảo mật Group-IB, ransomware có tên Bad Rabbit đã tấn công 3 hãng truyền thông của Nga, trong đó có hãng tin Interfax.

Đăng ngày: 26/10/2017
Canada phát hành phần mềm chống gián điệp thông tin

Canada phát hành phần mềm chống gián điệp thông tin

Phóng viên tại Canada dẫn tuyên bố của cơ quan trên cho biết đây là

Đăng ngày: 26/10/2017
Lỗ hổng trong mạng Wi-Fi nguy hiểm thế nào?

Lỗ hổng trong mạng Wi-Fi nguy hiểm thế nào?

WPA, phương thức bảo mật được sử dụng trong hầu hết các kết nối Wi-Fi trên toàn cầu, đã bị phá vỡ.

Đăng ngày: 17/10/2017
Ông chủ Playboy đã giúp tạo ra định dạng ảnh JPEG như thế nào?

Ông chủ Playboy đã giúp tạo ra định dạng ảnh JPEG như thế nào?

Nghe có vẻ khó tin, nhưng chính một bức ảnh trên tờ tạp chí

Đăng ngày: 02/10/2017
Tại sao các phiên bản Android lại được đặt tên theo đồ tráng miệng ngọt?

Tại sao các phiên bản Android lại được đặt tên theo đồ tráng miệng ngọt?

Lý do tại sao các phiên bản Android lại được đặt tên theo đồ tráng miệng ngọt? Phải chăng vì Google cho rằng Android chính là món quà chiều ngọt ngào nhất tới người dùng?

Đăng ngày: 27/09/2017
Cảnh báo về loại ứng dụng cho đo huyết áp bằng vân tay rất nguy hiểm

Cảnh báo về loại ứng dụng cho đo huyết áp bằng vân tay rất nguy hiểm

Mới đây, một người dùng Facebook T.Đ đã chia sẻ về việc bắt gặp bệnh nhân và người nhà của họ sử dụng ứng dụng đo huyết áp và nhịp tim bằng camera và dấu vân tay.

Đăng ngày: 20/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News