Vì sao hay bị ho khi thời tiết lạnh?
Ho khan (không có đờm) có thể kèm theo khô và kích ứng cổ họng thường do tiếp xúc với không khí lạnh, nhất là khi giao mùa.
Thời tiết lạnh có ít độ ẩm dễ làm khô đường thở, tăng nguy cơ mất nước ở niêm mạc đường hô hấp. Khi không khí lạnh đi vào đường thở, phổi tự động phản ứng bằng cách thắt chặt, tạo ra phản xạ ho. Ban đầu, tiếng ho thường là ho khan, không có đờm.
Một số trường hợp không điều trị kịp thời, phổi có nguy cơ tổn thương dẫn đến ho đờm, dai dẳng.
Nguyên nhân ho khi thời tiết lạnh
- Hít phải không khí lạnh cũng là nguyên nhân kích ứng đường thở, bùng phát triệu chứng bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc viêm phế quản. Ho là triệu chứng đặc trưng của các bệnh viêm đường hô hấp này. Bên cạnh ho khan, người bệnh có thể thở khò khè, khó thở.
- Niêm mạc khô do hít phải không khí lạnh có thể kích ứng và ngứa ở cổ họng, làm tăng phản ứng với các chất gây dị ứng. Ho khan do dị ứng thời tiết là phản ứng miễn dịch của cơ thể do môi trường bên ngoài thay đổi đột ngột. Thời gian tiếp xúc với tác nhân dị ứng thời tiết càng lâu, tần suất ho càng nhiều.
- Không giữ ấm đúng cách cũng có khả năng làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Lúc này, virus và vi khuẩn dễ tấn công hơn, tăng khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm, gây ho.
- Chảy dịch mũi sau là tình trạng chất nhầy dư thừa chảy xuống cổ họng, có thể khiến người bệnh ho khan, đau họng, sổ mũi, ho nhiều vào ban đêm. Người bệnh ho khan kéo dài nên sớm đi khám để chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
- Bên cạnh nguyên nhân do thời tiết, người bệnh ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng thường bị ho khan. Bởi axit từ dạ dày trào ngược lên cổ họng làm kích ứng thực quản và gây ra phản xạ ho. Ho khan do trào ngược thường kèm cảm giác đau ngực, đau họng, khàn giọng, khó nuốt...
Sử dụng khăn quàng cổ và khẩu trang khi ra ngoài trời lạnh, bảo vệ đường hô hấp trên.
Cách phòng ngừa và hạn chế ho khan mùa lạnh
Dưới đây là một số cách chăm sóc sức khỏe đường hô hấp, góp phần phòng ngừa ho khan khi trời lạnh:
- Sử dụng khăn quàng cổ và khẩu trang khi ra ngoài trời lạnh, bảo vệ đường hô hấp trên. Dùng khăn quàng cổ che mũi, miệng giúp giữ độ ẩm và nhiệt khi hít vào, giảm khả năng kích ứng niêm mạc họng và phổi.
- Súc miệng bằng nước muối 2-3 lần mỗi ngày để giảm kích ứng, ngăn ngừa khô, ngứa họng sau khi tiếp xúc với không khí lạnh.
- Sử dụng máy tạo ẩm để làm ẩm môi trường trong nhà, giữ ẩm cho niêm mạc họng và mũi thực hiện tốt chức năng bảo vệ cơ thể. Thông gió trong phòng thường xuyên tốt cho đường thở, ngăn ngừa viêm đường hô hấp do trời lạnh.
- Bên cạnh việc thực hiện theo đúng những điều bác sĩ đã tư vấn, người bệnh có thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ để áp dụng một vài biện pháp giúp góp phần cải thiện tình trạng ho khan kéo dài.
- Thực hiện dọn dẹp không gian nhà ở và giữ cho không khí trong nhà với điều kiện tốt để không gây kích thích cổ họng dẫn đến ho. Có thể trang bị máy tạo độ ẩm không khí để tăng độ ẩm trong nhà.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể khiến hệ hô hấp bị kích thích gây ho như lông động vật, khói bụi, phấn hoa,..
- Súc miệng với nước muối.
- Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc từ những người xung quanh.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong ăn uống, cũng nên hạn chế thói quen nằm sau khi ăn xong, tránh dùng những thực phẩm cay nóng,...
- Uống nhiều nước giúp giữ ấm cổ họng
Các bài thuốc thảo dược chữa đau họng ho khan
Bệnh ho khan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thảo dược giảm đau và ho do viêm họng