Bệnh ho khan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ho khan là tình trạng ho không tạo ra đờm hoặc các chất nhầy. Bệnh ho khan có thể xuất hiện trên bất kỳ đối tượng nào dù là trẻ em hay là người lớn, cùng với đó sự thay đổi thời tiết thất thường hiện nay càng khiến nhiều người mắc bệnh hơn. Vậy để hiểu rõ được bệnh ho khan là gì, cũng như tình trạng bệnh, bạn đọc tham khảo bài viết dưới đấy nhé.
Tìm hiểu về bệnh ho khan
Bệnh ho khan là gì?
Ho khan là tình trạng người bệnh bị ho lâu ngày không khỏi, bệnh thường đi kèm với những triệu chứng như: đau rát họng, mất tiếng, sưng họng...
Ho khan tuy không phải là một loại bệnh nguy hiểm hay nghiêm trọng nhưng chúng lại gây ra rất nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu để tình trạng ho khan kéo dài trong nhiều ngày không được điều trị kịp thời thì sẽ là nguyên nhân dẫn tới các bệnh hô hấp như: Viêm tai, viêm thanh quản, viêm họng hoặc bị ung thư vòm họng.
Tuy bệnh mới đầu sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng mọi người không nên chủ quan mà cần phải đi khám để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị dứt điểm và sớm nhất.
Ho khan là bệnh về đường hô hấp và liên quan đến cảm lạnh hoặc cúm.
Ho khan lâu ngày không khỏi kéo dài bao lâu?
Ho khan là bệnh về đường hô hấp và liên quan đến cảm lạnh hoặc cúm và thường kéo dài trong 1 tuần hoặc 2 tuần nhưng hầu hết các trường hợp đều kéo dài trong vòng 3 tuần. Ho sau khi bị virus sẽ kéo dài trong vài tuần sau khi đã bị nhiễm virus, trong khi một số người bị ho dai dẳng lâu hơn, thậm chí hơn 3 tuần thường là dấu hiệu của một vài vấn đề sau:
- Với các cơn ho chỉ kéo dài trong vòng 2 tuần mà có ở trên cả người lớn và trẻ em thì sẽ được gọi là ho cấp tính.
- Nếu như cơn ho kéo dài hơn 8 tuần thì gọi là ho khan dai dẳng (nhiều ngày).
- Ở trẻ em, ho khan kéo dài từ 2 - 4 tuần và được gọi là ho cấp tính kéo dài. Còn ho trên 4 tuần gọi là ho khan mãn tính.
Nguyên nhân gây ho khan
Nguyên nhân gây nên ho khan rất nhiều nên nhiều lúc không ai để ý tới mà dẫn tới bị bệnh lúc nào không hay biết. Cho nên những nguyên nhân sau đây bạn cần phải nắm rõ.
Ho khan thường là kết quả của:
Đôi khi việc ho khan không phải tự nhiên mà đến nên nhiều người cũng lo lắng "ho khan là triệu chứng của bệnh gì".
Ho khan thường do virus gây ra nhiều bệnh, chẳng hạn như bị cảm lạnh hoặc cảm cúm hoặc ho sau khi phát tán, hoặc sau khi nhiễm trùng (ho thường kéo dài trong nhiều tuần sau khi bị bệnh do virus).
Tuy nhiên, ho khan có thể là kết quả của các vấn đề khác, ví dụ như:
- Hen suyễn
- Trào ngược dạ dày - thực quản
- Hút thuốc
- Bị viêm mũi đị ứng do hít phải các chất bạn bị dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, bụi hoặc lông thú cưng
- Sau nhỏ giọt mũi (là sự tiết dịch tiết chất nhầy từ mũi hoặc xoang xuống phía sau cổ họng, hay còn được gọi là hội chứng ho đường hô hấp trên)
- Viêm thanh quản
- Bị ho gà
- Tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ và ngái ngủ
- Ho thường xuyên (ho chỉ xuất hiện vào ban ngày và không phải do bệnh tật, thường ảnh hưởng đến trẻ em ở độ tuổi đi học)
- Những tác động bên ngoài gây ra như: thực phẩm hoặc các vật dụng khác vô tình bị hít vào, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Một số loại bệnh phổi được gọi là bệnh phổi kẽ
- Tác dụng phụ từ một loại thuốc (những tác dụng phụ có thể từ các chất ức chế ACE, thường được quy định đối với người bị huyết áp cao)
Ngoài ra những nguyên nhân gây ho khan khác ít phổ biến hơn:
- Bị suy tim
- Thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi)
- Ung thư phổi
Không những thế ho khan có thể trầm trọng hơn nếu như:
- Thở trong không khí lạnh, khô
- Ô nhiễm không khí
- Các chất kích thích hít vào bụi hoặc khói
- Tiếp xúc với các khói thuốc lá
- Công việc nhiều cần đến giọng nói
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột
Triệu chứng của ho khan
Ho khan nhiều lần trong ngày còn khiến cho tiểu không tự chủ ở phụ nữ.
Những triệu chứng chung của những người bệnh bị ho khan thường gây ra những vấn đề, bao gồm các biến chứng sau:
- Ho khan nhiều lần trong ngày còn khiến cho tiểu không tự chủ ở phụ nữ, đặc biệt nhất là những phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai và những người đã mang thai
- Giấc ngủ thường bị gián đoạn dẫn tới mệt mỏi là một trong những vấn đề thường gặp đối với những người bị ho dai dẳng
- Những cơn ho nặng hoặc không thể kiểm soát được đôi khi có thể gây ra ói mửa
- Hay xuất hiện triệu chứng nhức đầu
- Người bệnh thường thấy khó chịu, ngứa ngáy ở vùng cổ, mệt mỏi
- Nếu tình trạng này thường xuyên kéo dài thì sẽ dẫn tới tình trạng bị đau rát họng, đau tức ngực, khó thở, ăn kém và mất ngủ thường xuyên.
Cách điều trị ho khan kéo dài
Bệnh ho khan ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của bạn mỗi ngày, để có thể hoàn toàn điều trị được các cơn ho khan gây ra thì nên đến trung tâm y tế để bác sĩ khám chữa và đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý.
Kiểm tra và đánh giá
Đầu tiên bác sĩ sẽ tùy thuộc vào từng triệu chứng của bệnh mà đưa ra những phương án như yêu cầu một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán gây ho khan của bạn. Sau khi đã được khám sức khỏe, bác sĩ sẽ hỏi một vài câu hỏi về triệu chứng ho khan của bạn khi nó bắt đầu, nếu như bác sĩ thấy bất kỳ bệnh lý nào. Một vài xét nghiệm bác sĩ sẽ yêu cầu:
- Xét nghiệm mẫu máu
- Kiểm tra ngực bằng x-ray
- CT scan ngực của bạn
- Ngoáy họng
- Kiểm tra mẫu đờm
- Phép đo phế nung
- Dùng methacholine
Sau khi đã thực hiện các bài kiểm tra và đánh giá, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh dùng những phương pháp tây y và những bài thuốc dân gian sau đây để nhanh chóng đẩy lùi ho khan.
Sử dụng thuốc ho tây y
Nhiều người sẽ không biết ho khan kéo dài uống thuốc gì thì với những loại thuốc ho sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định dùng.
Những thuốc ức chế ho, đôi khi được gọi là thuốc chống ho và có thể được sử dụng để điều trị bệnh ngắn hạn ho khan ở người lớn. Thuốc ức chế hoạt động bằng cách ức chế sự kích thích ho và bao gồm nhiều thành phần hoạt tính như: pholcodine, dextromethorphan, codeine, dihydrocodeine và pentoxyverine và thường có sẵn dưới dạng:
- Dạng viên ngậm (chứa kháng khuẩn giúp làm dịu đau họng)
- Dạng lỏng hoặc linctus (hỗn hợp ho)
Một số thuốc ức chế ho cần toa thuốc, trong khi những thuốc khác có sẵn ở các hiệu thuốc mà không cần đến toa bác sĩ. Có tác phụ của thuốc ức chế bao gồm buồn ngủ, buồn nôn, nôn và táo bón.
Áp dụng những bài thuốc chữa ho khan dân gian
Những bài thuốc này đều bắt nguồn từ dân gian được truyền lại nhiều đời nay, chúng có rất nhiều công dụng trong việc điều trị ho khan, kháng viêm, kháng khuẩn giúp giảm những cơn ho khan nhanh chóng.
Điều trị ho khan bằng rau diếp cá và nước vo gạo
- Chỉ cần chuẩn bị một nắm lá diếp cá rồi đem chúng đi rửa sạch, giã nhuyễn.
- Sử dụng, lấy một bát nước vo gạo rồi trộn đều lên cùng với lá diếp cá đã được giã.
- Đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút rồi đổ ra chén là có thể uống được.
- Rau diếp cá cùng với nước vo gạo có chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên, những vitamin này rất tốt đề dùng làm thuốc ho bổ phế. Cho nên, bạn cần sử dụng bài thuốc ho này thường xuyên nhé.
Chữa ho khan bằng củ cải trắng
- Chuẩn bị một củ cải trắng đã rửa sạch và cạo sạch vỏ rồi đem đi xay nhuyễn
- Cho thêm một ít nước cùng một chút mật ong hấp cách thủy khoảng 15 phút rồi uống.
- Mỗi lần uống chỉ cần khoảng 2 - 3 thìa cà phê là được. Dùng trong ngày 3 lần.
Mật ong
Mật ong chứa tinh chất có khả năng kháng khuẩn, có thể trị ho khan an toàn, hiệu quả.
Mật ong giàu vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể, đồng thời chứa tinh chất có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, trị ho khan an toàn, hiệu quả.
Cách dùng như sau: Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất pha với 1 ly nước ấm, khuấy đều lên rồi uống. Mỗi ngày uống 3 lần. Đều đặn sau vài ngày tình trạng ho khan được cải thiện hẳn.
Ngoài ra, mật ong còn có thể kết hợp với chanh, quất, gừng…. để tăng hiệu quả trị ho khan.
Cần lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dễ gây ngộ độc do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu.
Rau má
Rau má được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc và trị ho khan hiệu quả nhanh. Để tăng hiệu quả, rau má được kết hợp cùng với một số vị thuốc khác như lá tre, vỏ rễ dâu tằm, lá chanh, quả dành dành và cam thảo.
Cách dùng như sau:
Nguyên liệu: Rau má 20g, lá tre 14g, vỏ rễ dâu tằm 16g, lá chanh 10g, quả dành dành 6g và cam thảo 10g.
Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó đem sắc cùng với 500ml nước. Sắc nhỏ lửa đến khi cô cạn còn 200ml nước là được. Chắt lấy nước thuốc, uống khi còn ấm. Sau 1 tuần tình trạng ho khan giảm dần và biến mất.
Tỏi
Chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh allicin có trong tỏi có khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Chính vì thế, tỏi trị ho khan cho hiệu quả nhanh tức thì.
Cách dùng như sau: Có thể nhai trực tiếp 1 tép tỏi mỗi khi cơn ho khan hỏi thăm. Hoặc có thể lấy 1 củ tỏi, bóc sạch vỏ trắng sau đó cắt thành từng lát mỏng. Dùng tỏi đã thái lát mỏng đắp vào lòng bàn chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Cố định lại bằng băng gạc y tế, sáng hôm sau ngủ dậy gỡ bỏ rồi rửa sạch chân bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn hàng ngày đến khi tình trạng ho khan khỏi hẳn. Chú ý trước khi đắp tỏi vào lòng bàn chân cần phải rửa sạch chân.
Nước muối
Người bị ho khan nên súc miệng bằng nước muối đều đặn hàng ngày.
Nước muối có khả năng diệt khuẩn gây bệnh hô hấp, giảm ho khan, đau rát cổ họng vô cùng hiệu quả.
Có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ở các hiệu thuốc trên toàn quốc hoặc pha nước muối loãng ấm dùng để súc miệng hàng ngày.
Người bị ho khan nên súc miệng bằng nước muối đều đặn hàng ngày, nhiều lần, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Gừng
Gừng chứa các tinh chất có tác dụng sát khuẩn mạnh. Vì thế, sử dụng gừng là cách trị ho khan nhanh nhất và hiệu quả tức thì.
Cách thực hiện như sau: Lấy 1 củ gừng tươi, rửa sạch, gọt vỏ rồi rửa sạch lại. Mỗi khi lên cơn ho, bạn hãy nhai trực tiếp gừng, cơn ho khan nhanh chóng biến mất. Hoặc có thể giã lấy nước cốt gừng hoặc thái lát mỏng rồi dùng để pha trà, thêm một ít mật ong nguyên chất, lát chanh khuấy đều rồi uống. Mỗi ngày 3 – 4 lần.
Sau vài ngày áp dụng cách chữa này, chứng ho khan giảm rõ rệt.