Vì sao khó bỏ chạm tay vào mặt dù cần phòng dịch?

Chạm tay vào mặt là hành động vô thức có thể hình thành từ nhỏ nên một số người dường như không thể bỏ thói quen này.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên chạm tay vào mũi, mắt và miệng để hạn chế lây nhiễm nCoV. Nhưng nhiều người dường như không thể bỏ thói quen này. Theo Kevin Chapman, nhà tâm lý học kiêm giám đốc Trung tâm rối loạn lo âu và các hội chứng liên quan ở Kentucky, Mỹ, chạm tay vào mặt là một thói quen rất phổ biến ở con người bởi hành động vô thức này đóng vai trò như tín hiệu để những người xung quanh biết bạn có thể tự nhận thức bản thân.


Chạm tay vào mặt có thể là thói quen vô thức. (Ảnh: Freepik).

"Mọi người thường dò xét mặt của người khác và rất nhạy cảm với những biểu cảm gương mặt khác nhau, do đó chạm tay vào mặt có thể là một phần trong khuynh hướng tự nhiên đó", Chapman giải thích.

Một nghiên cứu công bố vào tháng 4/2014 chỉ ra chạm tay vào mặt giúp điều hòa căng thẳng và hình thành trí nhớ. Con người bắt đầu chạm tay vào mặt mình từ khi còn nhỏ và điều này trở thành thói quen rất khó bỏ ngay cả khi cần làm vì lý do sức khỏe. "Xét về tâm lý, phần lớn mọi người không hay liên hệ những mối đe dọa và nguy cơ lây nhiễm với gương mặt của họ, do đó không thể xâu chuỗi ốm đau bệnh tật với việc chạm tay vào mặt", Chapman nói.

Chapman cũng nhấn mạnh chúng ta rất khó ép buộc bản thân phải chạm tay vào mặt ít hơn bởi suy nghĩ áp đặt thường không thể giúp con người từ bỏ thói quen. Thay vào đó, Chapman đề xuất một biện pháp linh hoạt hơn, thay vì tự nhủ "Hôm nay, mình sẽ không chạm tay vào mặt ở nơi công cộng", chúng ta có thể nghĩ "Hôm nay mình cần chú ý hơn tới việc chạm tay vào mặt". Chúng ta có thể cài nhắc nhở trên điện thoại để tích cực ghi nhớ lưu tâm tới thói quen.

Một cách khác là tránh để tay trống, chẳng hạn cầm đồ vật như quả bóng thư giãn hoặc khoanh tay, theo Denise Cummins, nhà khoa học nhận thức chuyên nghiên cứu quá trình tư duy và ra quyết định. Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây, ở trong nhà khi bị ốm và tránh tiếp xúc gần với người bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Thiên nhiên là gì? Phân loại và vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Thiên nhiên là gì? Phân loại và vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Thiên nhiên là một danh từ quen thuộc được chúng ta sử dụng nhiều trong các hoạt động học tập và lao động hằng ngày.

Đăng ngày: 19/02/2025
Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Xem thông điệp ám ảnh về sự vô tâm của con người

Dưới đây là những tấm poster gây nhiều ám ảnh, đem đến cho chúng ta những bức tranh sống động về mảng tối của cuộc sống ngày nay…

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News