Vì sao Leonardo da Vinci ốm liệt giường và qua đời
Các bác sĩ Italy có thể tìm ra nguyên nhân khiến Leonardo da Vinci ốm tới mức nằm liệt giường trong những tháng cuối đời.
Leonardo da Vinci có thể bị đột quỵ thường xuyên, khiến chức năng vận động của ông suy giảm đáng kể trong hai năm cuối đời. Nghiên cứu công bố trong số tháng 6 của tạp chí The Lancet Neurology do hai bác sĩ người Italy tiến hành. Họ kiểm tra các tài liệu lịch sử để tái hiện lại sức khỏe của da Vinci từ năm 1517 đến khi ông mất năm 1519 ở tuổi 67.
"Theo nhật ký hành trình của Louis d'Aragona do Antonio de Beatis chấp bút, da Vinci bị liệt tay phải khi ông 65 tuổi. Tuy nhiên, tài liệu cổ ghi nhận da Vinci vẫn tiếp tục vẽ tranh, thiết kế và dạy học", Discovery News dẫn lời Antonio Perciaccante ở bệnh viện Gorizia.
Bức tranh ghi lại khoảnh khắc Leonardo Da Vinci qua đời trong vòng tay Vua Francis I của Jean-Auguste-Dominique Ingres. Ảnh: (Wikimedia Commons).
Perciaccante và cộng sự Alessia Coralli, làm việc ở khoa phẫu thuật thuộc bệnh viện Civita Castellana cho rằng da Vinci bị liệt tay phải nhưng tình trạng không ảnh hưởng tới nhận thức của ông.
Dù vậy, sức khỏe của da Vinci ngày càng suy giảm, theo ghi chép của họa sĩ, kiến trúc sư kiêm nhà văn thế kỷ 15, Giorgio Vasari. Trong cuốn sách "Cuộc đời của các họa sĩ", Vasari cho biết da Vinci ốm liệt giường, không thể ngồi dậy nếu không có người hầu và bạn bè giúp đỡ. Ông ốm suốt nhiều tháng liền.
"Giả thuyết của chúng tôi là cơn đột quỵ đầu tiên dẫn đến tình trạng liệt tay. Những đợt tái phát đột quỵ khác sau đó đã hủy hoại sức khỏe và khả năng vận động của da Vinci", Perciaccante nói.
Da Vinci qua đời ở Amboise, Pháp, vào ngày 2/5/1519, trong vòng tay của vua Francis I. Vasari quy nguyên nhân cái chết của ông là do bệnh bộc phát. Thuật ngữ này chỉ sự xuất hiện bất ngờ hoặc gia tăng triệu chứng của một căn bệnh diễn ra thường xuyên. Do đó, nó cũng là một cách mô tả chứng đột quỵ, theo Perciaccante.
Giả thuyết đột quỵ tái phát của nhóm nghiên cứu cũng dựa trên cơ sở y học. Những người từng sống sót sau một cơn đột quỵ có khả năng tái phát cao hơn và cứ một trong 5 bệnh nhân bị tái phát trong vòng 90 ngày sau lần đột quỵ đầu tiên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
