Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Những dây leo khổng lồ phủ kín miền nam nước Mỹ, leo cao đến hơn 30 mét nuốt chửng các tòa nhà. Một con rắn háu ăn có thể nuốt tươi một con cá sấu hay những con thỏ ăn chính đồng loại vì nạn đói hoành hành. Đây không phải là một bộ phim kinh dị, chúng là những chuyện có thật, nhưng làm sao những chuyện này lại có thể xảy ra trong khi tự nhiên vốn cân bằng? Ba ví dụ trên là minh chứng cho những sinh vật xâm lấn.

Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Tìm hiểu về loài xâm lấn

Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Cây leo Kudzu phát triển một cách khiêm tốn ở Đông Á vì bị ăn bởi các loại côn trùng và chết dần vào mùa đông. Nhưng vận may đến khi nó được nhập khẩu vào miền đông nam nước Mỹ để trang trí cổng và làm thức ăn cho gia súc. Việc trồng loại cây này đã được Chính phủ trợ cấp nhằm chống xói mòn đất. Với những cánh đồng đầy nắng, khí hậu ôn hòa và không có kẻ thù tự nhiên ở đây, chúng mọc một cách bừa bãi không kiểm soát được khắp Nam Mỹ.

Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Trong khi đó ở Everglades, Florida, loài trăn Miến Điện được phóng thích là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nhiều loài. Chúng không phải là vấn đề ở Châu Á vì bệnh tật, loài ký sinh và thú săn mồi khác giúp hạn chế số lượng của chúng. Nhưng khi đến Mỹ, loài trăn này vượt mặt cả những loài săn mồi đứng đầu chuỗi thức ăn, ví dụ như cá sấu và báo, dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái.

Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Thỏ Châu Âu là những loài có mặt gần đây được cố ý đem đến Úc bởi một số người thích săn chúng. Giống như loài trăn Miến Điện, nhiều yếu tố trong môi trường bản xứ giúp kiểm soát số lượng, nhưng khi ở Úc, việc thiếu kẻ thù tự nhiên và khí hậu tuyệt vời cho việc sinh sản quanh năm giúp số lượng của chúng tăng nhanh chóng. Thỏ Châu Âu ăn quá nhiều cây cối đến nỗi chúng phá sạch nguồn cung thực phẩm các loài khác và kể cả chúng.

Tại sao loài xâm lấn lại gây ra nguy hiểm?

Hầu hết các hệ sinh thái trên thế giới là kết quả của hàng thiên niên kỷ tiến hóa của các loài sinh vật, thích nghi với môi trường cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng. Hệ sinh thái khỏe mạnh giữ vững cân bằng thông qua các điều kiện môi trường kìm hãm số lượng và phạm vi của một loài. Nó bao gồm những yếu tố như địa lý tự nhiên, khí hậu, nguồn dự trữ thức ăn và các loài thú săn mồi.

Ví dụ, sự sinh trưởng của cây phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và dinh dưỡng ở đất. Số lượng cây ảnh hưởng đến số lượng cá thể của các loài ăn cỏ và số lượng loài ăn cỏ ảnh hưởng đến các loài thú ăn thịt. Số lượng loài ăn thịt cân đối sẽ giúp cho loài ăn cỏ không tăng quá nhiều và tiêu thụ hết các loài thực vật. Nhưng chỉ cần một thay đổi nhỏ trong các yếu tố trên cũng có thể phá vỡ sự cân bằng và một trong những nguyên nhân chính là sự xuất hiện đột ngột của các sinh vật di trú.

Một loài được tiến hóa từ một nơi khác sẽ nhạy cảm với các yếu tố giới hạn khác, các loài thú săn mồi khác, các nguồn năng lượng khác và các vùng khí hậu khác. Nếu những yếu tố giới hạn ở môi trường mới không thể kìm hãm sự phát triển của loài, nó sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, chiếm ưu thế hơn các loài bản xứ, giành thức ăn và phá hỏng toàn bộ hệ sinh thái.

Sinh vật đôi khi được đem đến môi trường mới bởi thiên nhiên như bão, dòng chảy của biển hoặc biến đổi khí hậu. Nhưng đa số các loài xâm lấn có tác động bởi con người. Có khi vô ý, như loài trai vằn được đem đến Hồ Erie theo những con tàu chở hàng. Nhưng đa số là cố ý, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa, con người di cư khắp thế giới và cố ý đem cây cối và con vật theo cùng nhưng không lường được hậu quả.

Vì sao loài xâm lấn lại nguy hiểm?

Bây giờ các nước đã biết nhiều hơn về mối nguy của loài xâm lấn đối với hệ sinh thái nên chính phủ nhiều nước đã kiểm soát việc vận chuyển động, thực vật và cấm nhập khẩu các loài sinh vật nhất định. Nhưng có lẽ loài xâm lấn có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường lại chính là một nhóm linh trưởng bắt nguồn từ Châu Phi và đã phủ kín Trái đất? Có lẽ nào chính chúng ta lại là loài xâm lấn?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Lần đầu tiên phát hiện cóc giao phối khác loài

Cóc cái có thể chủ động giao phối với cóc đực thuộc loài khác nếu điều đó mang lại cơ hội thích nghi tốt hơn, nghiên cứu mới cho biết.

Đăng ngày: 23/03/2020
Dơi quỷ

Dơi quỷ "hôn" đồng loại để truyền máu

Khi kết bạn, dơi quỷ sẽ chải lông và chia sẻ thức ăn là máu hút được từ sinh vật khác qua đường miệng.

Đăng ngày: 23/03/2020
Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Yếu tố nào giúp cá sấu sống sót qua sự kiện tuyệt chủng?

Cá sấu đã tồn tại gần 100 triệu năm, nhờ những đặc điểm sinh học và kỹ năng đặc biệt giúp chúng thích nghi với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 22/03/2020
Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu

Thú móng guốc giúp duy trì băng vĩnh cửu

Sự hiện diện của những đàn ngựa, bò rừng hay tuần lộc ở vùng cực có thể làm chậm tốc độ tan băng vĩnh cửu, giúp chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 21/03/2020
Bí ẩn

Bí ẩn "quái thú" lang thang khắp thế giới cùng những loài người khác

Các nhà khoa học phát hiện ra những loài người cổ 2 triệu năm trước đã chia sẻ mô hình di cư với một trong những quái thú ghê rợn nhất địa cầu.

Đăng ngày: 18/03/2020
Bạn nên tắm cho chú chó cưng bao lâu một lần?

Bạn nên tắm cho chú chó cưng bao lâu một lần?

Loài chó không hào hứng với việc tắm rửa cho lắm, nhưng định kỳ chải lông sạch sẽ cho chúng vẫn là một việc quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Đăng ngày: 15/03/2020
Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Charlie, một cá thể rồng Komodo cái ở sở thú Chattanooga, bang Tennessee, Mỹ đã đẻ ra 3 quả trứng và ấp nở thành các con con mà không cần giao phối với bất cứ con đực nào.

Đăng ngày: 12/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News