Vì sao mèo luôn tiếp đất bằng 4 chân?

Từ lâu, con người đã luôn ngưỡng mộ khả năng tiếp đất trên bốn chân của loài mèo dù rơi ở độ cao lớn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn luôn thắc mắc cơ chế đầy đủ trong việc tiếp đất của những chú mèo. Một video mới đây sử dụng kỹ thuật quay phim tốc độ cao đã tiết lộ những hoạt động thể chất cụ thể về cú chạm đất diệu kỳ đó.


Mèo có thể vặn người để điều chỉnh lại tư thế khi ngã xuống mộ cách nhanh chóng.

Chủ tịch Hiệp hội Động vật học London - Giáo sư Patrick Bateson thuộc ĐH Cambridge cho biết: "Kỹ năng tiếp đất của mèo vô cùng đặc biệt, đó được coi là một "nghệ thuật" ngã tinh xảo".

Mèo có cảm giác cân bằng rất cao và có bộ xương sống linh hoạt, điều này cho phép chúng vặn người để điều chỉnh lại tư thế khi ngã xuống - một khả năng bẩm sinh gọi là "phản xạ vặn mình". Phản xạ đặc biệt này đã được hình thành ở mèo con, khi chúng khoảng 3 tuần tuổi và chúng hoàn toàn làm chủ kỹ năng này khi 7 tuần tuổi.


Với thân hình nhỏ gọn, cấu trúc xương nhẹ giúp mèo di chuyển nhanh nhạy, dễ dàng.

Khi một con mèo nhảy hay ngã xuống từ trên cao, nó sử dụng hệ thống tiền đình hoặc thị giác để xác định trên dưới, rồi vặn nửa trên thân mình để quay mặt xuống. Tiếp đến, nửa dưới cơ thể vặn theo sau.

Mèo cũng được hỗ trợ bởi thân hình nhỏ gọn, cấu trúc xương nhẹ, bộ lông dày, giúp giảm vận tốc và giảm thiểu tác động xung quanh. Một số còn mèo còn xoay chuyển làm dẹt cơ thể của mình, giúp tạo ra hình một cái dù cản không khí khiến chúng rơi xuống chậm hơn. Cùng với đó, những chiếc móng ở trên chân mèo sẽ được mở rộng để có độ bám tốt khi tiếp đất.


Cơ chế tiếp đất đầy tính "nghệ thuật" ở loài mèo.

Một vài thí nghiệm đã được thực hiện trước đây cho thấy, chú mèo Nelly đã gặp chấn thương khi bị rơi từ trên nóc tủ quần áo xuống. Các nhà nghiên cứu cho biết, càng rơi ở độ cao thấp, mèo càng dễ bị thương. Lý do là bởi chúng không đủ thời gian để có thể "vặn mình" đúng tư thế và lấy cân bằng khi tiếp đất.


Video giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế vặn mình tiếp đất của chú mèo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Nòng nọc thở dưới nước bằng cách nào?

Chúng ta biết rằng ếch vốn là động vật lưỡng cư, có thể thở qua phổi và da. Nhưng lúc còn là nòng nọc chúng lại sống hoàn toàn dưới nước.

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News