Vì sao một tên lửa có thể phóng nhiều vệ tinh?

Phương thức truyền thống phóng vệ tinh là dùng một tên lửa phóng một vệ tinh. Còn dùng một tên lửa đồng thời phóng nhiều vệ tinh vào quỹ đạo là một kỹ thuật phóng tên lửa hàng không vũ trụ tiên tiến. Bởi vì một lần chuẩn bị phóng tên lửa phải tiêu tốn hàng triệu đô la và mất nhiều năm, lượng công việc tương đối lớn, phạm vi đề cập cũng rất rộng. Hơn nữa mỗi lần phóng tên lửa phải chịu đựng những mạo hiểm nhất định.

Phóng một tên lửa mang nhiều vệ tinh thì giá thành tương đối thấp, hiệu quả tương đối cao, cho nên một mặt nào đó nó thể hiện trình độ kỹ thuật hàng không vũ trụ của một nước.

Vì sao một tên lửa có thể phóng nhiều vệ tinh?
Phóng một tên lửa mang nhiều vệ tinh thì giá thành tương đối thấp, hiệu quả tương đối cao.

Kỹ thuật một tên lửa mang nhiều vệ tinh nói chung thường dùng hai phương thức phóng: một là nhiều vệ tinh cùng phóng một lần, đưa vào các quỹ đạo tương tự như nhau, khoảng cách giữa các vệ tinh theo một cự ly nhất định; hai là dùng động cơ tầng cuối của tên lửa khởi động nhiều lần, lần lượt phóng từng vệ tinh khiến cho chúng đi vào các quỹ đạo riêng biệt. Rõ ràng phương pháp thứ hai kỹ thuật cao siêu hơn nhiều.

Để thực hiện một tên lửa phóng nhiều vệ tinh cần giải quyết nhiều kỹ thuật then chốt.

  • Trước hết là phải nâng cao năng lực vận tải của tên lửa để đưa một số vệ tinh có khối lượng lớn vào quỹ đạo.
  • Thứ hai là phải nắm vững kỹ thuật "tách ra vệ tinh - tên lửa" ổn định và tin cậy, bảo đảm không sai sót gì.
  • Tên lửa trong quá trình bay cuối cùng, vệ tinh tách ra theo thứ tự ra khỏi khoang vệ tinh như thiết kế trước vừa không va chạm lẫn nhau, vừa không ô nhiễm lẫn nhau.

Còn phải chọn đường bay tốt nhất và xác định thời điểm tách ra tốt nhất để khiến cho nhiều vệ tinh đi vào đúng quỹ đạo của nó. Ngoài ra còn phải xét đến: tên lửa mang nhiều vệ tinh thì độ cứng và trọng tâm của kết cấu tên lửa không bị thay đổi để giữ cho tên lửa bay ổn định. Tên lửa và nhiều vệ tinh trong quá trình bay, các thiết bị điện tử mang theo có thể sẽ bị phát sinh nhiễu vô tuyến.

Nước thực hiện kỹ thuật một tên lửa mang nhiều vệ tinh sớm nhất là Mỹ. Năm 1960, nước Mỹ dẫn đầu phóng thành công một tên lửa mang hai vệ tinh.

Liên Xô trước đây cũng đã nhiều lần phóng một tên lửa mang tám vệ tinh.

Trung Quốc bắt đầu từ ngày 20 tháng 9 năm 1981 dùng tên lửa "Gió bão số 1" mang ba vệ tinh thí nghiệm khoa học, trở thành nước thứ tư trên thế giới nắm vững kỹ thuật phóng một tên lửa mang nhiều vệ tinh. Từ năm 1981 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành 12 lần phóng một tên lửa mang nhiều vệ tinh, lần lượt đưa ba vệ tinh, hoặc hai vệ tinh vào quỹ đạo đã dự định, bao gồm nhiều vệ tinh của nước ngoài. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật một tên lửa mang nhiều vệ tinh của Trung Quốc đã đạt đến trình độ tương đối cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thiên hà

Phát hiện thiên hà "chết trẻ" cách đây 12 tỷ năm

Thiên hà "quái vật" XMM-2599 tạo ra hàng trăm tỷ ngôi sao với tốc độ chóng mặt nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Đăng ngày: 08/02/2020
Các nhà khoa học tạo ra bụi vũ trụ trong lò… vi sóng

Các nhà khoa học tạo ra bụi vũ trụ trong lò… vi sóng

Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra rằng có thể sử dụng lò vi sóng nhà bếp thông thường để tạo ra bụi vũ trụ trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 08/02/2020
Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện

Tháng 2 này, bầu trời sẽ xuất hiện "nhật thực sao Hỏa"

Một kiểu nhật thực kỳ lạ trong đó mặt trăng không ăn mặt trời mà ăn… sao Hỏa là một trong vô số hiện tượng lạ thống trị bầu trời trong tháng 2 này.

Đăng ngày: 07/02/2020
Tinh vân cầu vồng tạo bởi cuộc chiến giữa các vì sao

Tinh vân cầu vồng tạo bởi cuộc chiến giữa các vì sao

Kính viễn vọng ALMA chụp hình đám mây khí nhiều màu tuyệt đẹp bao quanh hai ngôi sao chiến đấu trong chòm Centauru cách Trái Đất hơn 6.800 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 07/02/2020
Chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng tháng hai

Chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng tháng hai

Tháng hai là thời điểm tốt để ngắm nhìn bầu trời với các hành tinh sáng và sự xuất hiện của siêu trăng, đạt cực đại vào ngày 9/2.

Đăng ngày: 05/02/2020
Vì sao màu sắc các sao lại khác nhau?

Vì sao màu sắc các sao lại khác nhau?

Màu sắc các sao khác nhau, đó không phải do ai vẽ nên mà quả thực màu sắc các sao muôn màu muôn vẻ.

Đăng ngày: 04/02/2020
Phát hiện oxy trong khí quyển của ngôi sao cổ đại

Phát hiện oxy trong khí quyển của ngôi sao cổ đại

Phát hiện này cung cấp manh mối quan trọng cách oxy và các yếu tố quan trọng khác được tạo ra trong vũ trụ.

Đăng ngày: 03/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News