Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh?

Dù muỗi hút máu và truyền một số loại bệnh từ người này sang người khác nhưng đáng chú ý là các nhà khoa học đã chỉ ra rằng muỗi không truyền HIV, vì nhiều lý do. Vậy vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV mà muỗi lại không bị bệnh?

HIV chỉ gây bệnh cho người. Cơ thể muỗi không có điều kiện cho HIV tồn tại và phát triển nên muỗi không bị bệnh và cũng không truyền bệnh, chứ không phải tại muỗi có sức đề kháng với HIV. Vì vậy, chẳng có lý do nào để dùng muỗi nghiên cứu thuốc trị AIDS.

HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường và vết côn trùng đốt (trong đó có muỗi). Các nhà khoa học đã chứng mình rằng: muỗi không phải là những “chiếc kim tiêm biết bay” nên không thể lây nhiễm virus HIV sang cho người.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh HIV/AIDS đã giết chết khoảng 1,6 triệu người mỗi năm. HIV lây truyền qua ba con đường: Tình dục, đường máu và mẹ truyền sang con (Lúc mang thai, khi sinh hoặc khi cho con bú).

Vì sao muỗi hút máu người nhiễm HIV, muỗi không bị bệnh?
HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường và vết côn trùng đốt (trong đó có muỗi).

Có nhiều lý luận để giải thích tại sao HIV không lây qua đường muỗi đốt. Trang Business Insider đưa tin, các nhà khoa học và Joe Conlon – cựu nhà côn trùng học và cố vấn kỹ thuật của Hiệp hội Phòng chống muỗi của Mỹ giải thích rằng, trước hết, khi con muỗi đốt bạn, nó đã hút máu vào trong ruột của nó. Tại đây, axit trong dạ dày của muỗi đã tiêu diệt virus HIV.

Ngoài ra, trước khi hút máu, muỗi tiết nước bọt có chất chống đông để giúp cho nó hút máu dễ dàng hơn. Tuyến nước bọt và tuyến hút máu nằm tách biệt nhau trong vòi của muỗi. Tuyến hút máu có cấu trúc phức tạp và nhìn chung nó không giống như một ống kim tiêm. Nói đơn giản, muỗi tiết nước bọt theo đường riêng và hút máu theo đường riêng.

Kết quả là, máu được hút theo hướng duy nhất và không bị bơm ngược vào máu của người bị đốt. Do đó, ngay cả khi con muỗi mang siêu vi khuẩn máu từ người bệnh HIV thì máu sẽ không bao giờ thoát khỏi tuyến nước bọt để vào máu của bạn.

Đối với một con muỗi hút máu người bệnh, nó sẽ mang trên mình virus. Virus có thể tồn tại trong khoang cơ thể của muỗi nhưng lại không theo tuyến nước bọt, qua vết đốt để vào cơ thể người khác. Đó là một quá trình vô cùng phức tạp và người bị đốt nhiễm HIV là không thể.

Ở nước ta hoạt động chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV đã được triển khai rộng rãi trong 15 năm qua. Dù có vô số lần bị muỗi đốt trong thời gian công tác bên cạnh người bệnh, song chưa một bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên chăm sóc nào bị nhiễm HIV qua đường lây này. Hay ở nhiều gia đình, những người chăm sóc bệnh nhân HIV vẫn an toàn bất kể muỗi xuất hiện từng đàn vào mùa mưa.

Vì vậy, các bạn không nên lo ngại về việc HIV lây qua đường muỗi đốt. Các bạn có thể thoải mái tiếp xúc với người nhiễm vì các tiếp xúc thông thường như ngồi chung, ăn chung, ngủ chung giường,... đều không làm lây nhiễm HIV.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trồng chuối không cần... đất

Trồng chuối không cần... đất

Nhóm nghiên cứu Đại học Wageningen, Hà Lan tuần này sẽ thu hoạch vụ chuối đầu tiên được trồng không cần đất.

Đăng ngày: 12/12/2018
Nọc độc ong bắp cày có thể giúp con người chống lại siêu vi khuẩn

Nọc độc ong bắp cày có thể giúp con người chống lại siêu vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu của MIT vừa phát hiện ra khả năng kháng khuẩn trong nọc độc của ong bắp cày Polybia paulista - một loài ong bắp cày nguy hiểm ở đông nam Brazil.

Đăng ngày: 11/12/2018
Vi khuẩn liên quan đến “cái chết đen” được tìm thấy trong mộ 5.000 năm tuổi

Vi khuẩn liên quan đến “cái chết đen” được tìm thấy trong mộ 5.000 năm tuổi

Phát hiện mới nhất cho thấy mầm bệnh dịch hạch khủng khiếp có thể đã tàn phá các khu định cư trên khắp châu Âu từ cuối thời kỳ đồ đá.

Đăng ngày: 11/12/2018
Vi khuẩn bảo vệ tranh cổ khỏi các vi khuẩn ăn sắc tố

Vi khuẩn bảo vệ tranh cổ khỏi các vi khuẩn ăn sắc tố

Các vi khuẩn ăn sắc tố là một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị các bức tranh vô giá, nhưng những vi khuẩn khác có thể giúp chúng ta bảo vệ chúng.

Đăng ngày: 10/12/2018
Kỳ thú những

Kỳ thú những "chiêu trò" được thực vật sử dụng trong quá trình sinh sản

Có rất nhiều giải pháp sinh sản đặc biệt đã được hình thành trong thế giới thực vật, thông qua quá trình tiến hóa!

Đăng ngày: 08/12/2018
Muỗi là nguyên nhân chính khiến các loài động vật bị nhiễm vi nhựa?

Muỗi là nguyên nhân chính khiến các loài động vật bị nhiễm vi nhựa?

Một trong những nhân tố chủ chốt làm xâm nhiễm vi nhựa vào chuỗi thức ăn ở các khu vực mà trước đây chưa từng có sự hiện diện của tác nhân này, rất có thể chính là muỗi.

Đăng ngày: 07/12/2018
Bạn sẽ rất bất ngờ nếu biết cọng lông này thực là gì!

Bạn sẽ rất bất ngờ nếu biết cọng lông này thực là gì!

Khi bạn là chú côn trùng có kích cỡ còn nhỏ hơn một tinh thể muối thì thế giới vật lý quanh bạn sẽ trở nên vô cùng kì lạ.

Đăng ngày: 06/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News