Vì sao Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực?

Nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái đất là tại Nam Cực, với mức -93,3⁰C. Trong khi đó, kỷ lục lạnh nhất ở Bắc Cực là -69,6⁰C.

Bắc Cực và Nam Cực là hai trong số những khu vực lạnh nhất trên Trái đất. Nguyên nhân thì ắt hẳn ai cũng biết, là bởi vị trí của chúng nằm ở lần lượt đỉnh và đáy Trái đất. Điều này khiến hai nơi này ít nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt trời.


Một tảng băng trôi ở Nam Cực. (Ảnh: Getty).

Dẫu vậy, Nam Cực vẫn lạnh hơn nhiều so với Bắc Cực. Cụ thể, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực là -40⁰C vào mùa đông và 0⁰C vào mùa hè. Trong khi đó, nhiệt độ trung bình của Nam Cực nằm ở mức -60⁰C vào mùa đông và -28,2⁰C vào mùa hè.

Theo Viện Hải dương học Woods Hole, lý do chính khiến Nam Cực lạnh hơn Bắc Cực là vì Nam Cực được bao quanh bởi đại dương, còn Bắc Cực bản chất là đại dương được bao quanh bởi đất liền.

Cụ thể, khu vực Bắc Cực thuộc vùng biển Bắc Băng Dương, bao phủ cực bắc của địa cầu từ Canada đến Nga và Bắc Âu. Bắc Băng Dương được bao quanh bởi một số vùng lãnh thổ bao gồm Na Uy , Nga, Mỹ (bang Alaska), Canada, Đan Mạch (Greenland) và Iceland.

Ngược lại, Nam Cực là một lục địa được bao quanh hoàn toàn bởi Nam Đại Dương. Khu vực này khá biệt lập với phần còn lại của hành tinh, khi lục địa gần nhất - Nam Mỹ - cũng cách đó khoảng 1.000km.


Vị trí địa lý của Bắc Cực (trái) và Nam Cực (phải) là nguyên nhân chính tạo nên sự khác biệt về nhiệt độ. (Ảnh: NOAA).

Sự chênh lệch nhiệt độ của 2 vùng cực xuất phát từ nguyên lý rằng nước ấm lên và nguội đi chậm hơn so với đất liền. Ngay cả khi được bao phủ bởi băng, nhiệt độ tương đối ấm áp của Bắc Băng Dương có tác dụng điều hòa khí hậu, và giữ cho Bắc Cực ấm hơn Nam Cực một chút.

Bên cạnh đó, Nam Cực cũng có độ cao trung bình cao hơn nhiều so với Bắc Cực. Điều này khiến các khối băng ở Nam Cực lớn hơn, dày hơn so với "người anh em" ở phía bên kia địa cầu.

Ước tính, khoảng 90% băng trên hành tinh nằm ở Nam Cực. Bản thân Nam Cực cũng được bao phủ bởi một tảng băng vĩnh cửu khổng lồ, có kích thước gần gấp đôi nước Úc.

Trong khi đó, Bắc Cực mặc dù bao gồm tảng băng lớn thứ 2 thế giới là Greenland, nhưng khối băng này chỉ có kích thước bằng 1/8 khối băng ở Nam Cực.

Nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận trên Trái đất là tại Nam Cực, với mức -93,3⁰C. Các nhà khoa học đã ghi lại kỷ lục này trên dải băng Đông Nam Cực vào năm 2013, sau khi phân tích dữ liệu vệ tinh trong 32 năm.

Trong khi đó, kỷ lục lạnh nhất ở Bắc Cực được ghi nhận tại đảo Greenland vào tháng 12/1991, khi nhiệt độ xuống tới -69,6⁰C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao Mặt trời có thể cháy sáng trong không gian mà không cần oxy?

Vì sao Mặt trời có thể cháy sáng trong không gian mà không cần oxy?

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao Mặt trời ở trong không gian – môi trường không trọng lực, không có oxy mà nó vẫn có thể cháy sáng được hay không?

Đăng ngày: 16/05/2025
Vì sao người Trung Hoa cổ xưa viết chữ từ phải sang trái?

Vì sao người Trung Hoa cổ xưa viết chữ từ phải sang trái?

Người Trung Hoa cổ xưa viết chữ theo một trình tự rất độc đáo và khác biệt. Họ viết chữ theo hướng dọc thẳng từ trên xuống dưới và từ phải sang trái.

Đăng ngày: 16/05/2025
Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?

Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tại sao lợn hoang khiến Hoa Kỳ chịu thiệt hại lên tới 2,5 tỷ USD?

Tại sao lợn hoang khiến Hoa Kỳ chịu thiệt hại lên tới 2,5 tỷ USD?

Mỗi năm, có hơn 100 triệu USD được chi để cố gắng giảm số lượng của chúng, nhưng thiệt hại vẫn còn rất cao và dường như ngày càng tăng.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tại sao những con kiến cô đơn thường chết rất nhanh?

Tại sao những con kiến cô đơn thường chết rất nhanh?

Kiến là những sinh vật có tính xã hội rất cao - nếu bạn đụng độ một con trong rừng mưa nhiệt đới, rất có thể có khoảng 15 triệu con nữa ở gần đó.

Đăng ngày: 14/05/2025
Trái đất có 60 nghìn tỷ tấn vàng, mỗi người có thể chia sẻ 7.000 tấn, nhưng tại sao nó vẫn có giá trị như vậy?

Trái đất có 60 nghìn tỷ tấn vàng, mỗi người có thể chia sẻ 7.000 tấn, nhưng tại sao nó vẫn có giá trị như vậy?

Vàng là một trong những loại tiền tệ có giá trị nhất từ thời cổ đại, và đến nay nó vẫn là một trong những loại tiền tệ ổn định nhất.

Đăng ngày: 14/05/2025
Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?

Bạn đã bao giờ lấy đá từ trong tủ lạnh ra để uống café hay nước ngọt nhưng chưa kịp cho vào ly thì ngay lập tức phát hiện ra nó đã dính chặt vào tay?

Đăng ngày: 14/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News