Vì sao người ngoài hành tinh chưa đến?
Một nhà nghiên cứu người Đan Mạch khẳng định ông đã tìm ra lời giải cho nghịch lý Fermi.
Nghịch lý được gọi theo tên nhà khoa học Ý đoạt giải Nobel năm 1959 Enrico Fermi - người chỉ ra mâu thuẫn lớn giữa các dự báo rằng có một cuộc sống khác tại nơi nào đó trong vũ trụ, nhưng nếu có người ngoài hành tinh thì tại sao đến nay họ vẫn chưa đến thăm Trái đất?
Lý do người ngoài hành tinh chưa đến Trái đất là bởi vì họ không có đủ thời gian để đến! Rasmus Bjork - nhà vật lý tại Viện Niels Bohr (Copenhagen, Đan Mạch) - đã giả định rằng một nền văn minh ngoài Trái đất có thể phóng tám con tàu vũ trụ liên Ngân hà để tìm chúng ta. Khi đã bay vào vũ trụ, mỗi con tàu có thể phóng tám tàu thăm dò mini khác đi đến những ngôi sao gần nó nhất tìm các hành tinh có người ở.
Bjork cũng giới hạn cuộc tìm kiếm trong khuôn khổ Thái dương hệ ở “những vùng thiên hà có người ở” của dải Ngân hà, nơi những hệ mặt trời khá gần trung tâm để có được những nhân tố rắn giúp hình thành những hành tinh sỏi đá, bảo đảm cho sự sống, nhưng đủ xa để tránh sự va chạm của những thiên thạch, sự nung nóng của các ngôi sao bốc cháy và tia phóng xạ.
Con người vẫn không từ bỏ việc đi tìm người ngoài hành tinh (Ảnh: ash.webpark.sk)
Nhà khoa học Đan Mạch tính rằng thậm chí cả khi tàu của người ngoài hành tinh đạt đến vận tốc 30.000km/giây, tức 10 lần nhỏ hơn vận tốc ánh sáng (hiện nay tàu NASA Cassini bay tới sao Thổ có vận tốc 32km/giây) cũng phải mất hết 10 tỉ năm, tức khoảng một nửa tuổi của vũ trụ, mới chỉ khám phá được 4% dải Ngân hà. Phát hiện của ông vừa được công bố trên tờ New Scientist ngày 19-1.
Giống người Trái đất, người ngoài hành tinh cũng có thể sử dụng những phương tiện giúp rút ngắn cuộc tìm kiếm bằng cách bắt những làn sóng truyền hình hay truyền thanh từ các hành tinh kia. “Nhưng ngay cả khi đó, nếu họ phát triển được một hình thức giao thông độc đáo nào có thể đưa họ đi xuyên qua dải Ngân hà trong hai tuần thì vẫn phải mất hàng triệu năm mới tìm ra chúng ta”, Bjork nói. “Có quá nhiều ngôi sao trong dải Ngân hà có thể có sự sống đâu đó, nhưng liệu chúng ta có bao giờ tiếp xúc được với họ? Ít ra là không phải trong thời đại chúng ta”, Bjork khẳng định.
TRẤN ĐỨC THÀNH

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Nga thử nghiệm thành công bom chân không mạnh nhất thế giới
Nga vừa thử nghiệm thành công loại bom chân không mạnh nhất thế giới, quân đội nước này cho biết hôm 11/9, gọi đây là ’’cha của mọi loại bom’’. Loại bom này tạo ra một loại sóng sốc hủy diệt, với sức mạnh tương đương một vụ nổ hạt nhân.
