Vì sao người Nhật Bản cứ đi đánh bắt cá voi về ăn?

Mới đây, một đoạn video được chính phủ Australia đăng tải đã khiến không ít độc giả bàng hoàng. Video được thu thập từ năm 2008 tới 2012, với cảnh tàu mang danh nghiên cứu của Nhật Bản tiến vào vùng biển Nam Australia và thản nhiên khai thác cá voi xám.

Những con cá voi xám dài tới 10 mét bị phi lao móc gắn thuốc nổ vào lưng, kéo trên một đoạn đường dài rồi cẩu lên thuyền, xẻ thịt thành từng khúc. Từ lâu, văn hóa ăn thịt cá voi của Nhật Bản đã tồn tại và ngày càng phát triển mạnh.

Vì sao người Nhật Bản cứ đi đánh bắt cá voi về ăn?
Công nhân cắt xẻ thịt cá voi tại chỗ.

Trong lễ hội thịt cá voi vào trung tuần tháng 10 hằng năm, 30 nhà hàng tại quận Ebisu, thủ đô Tokyo, Nhật Bản, luôn chật ních khách vào ra. Họ tới đây để thưởng thức những miếng thịt cá voi thơm ngon, béo ngậy được các đầu bếp tài danh chế biến.

Cá voi gắn liền với một biểu tượng văn hóa đi cùng thần Ebisu. Đây là vị thần mang lại may mắn và phù hộ cho ngư dân. Chính vì lí do này mà lễ hội ở quận Ebisu chắc chắn phải có món thịt cá voi với ý nghĩa “mang may mắn cho khách phương xa”.

Vì sao người Nhật Bản cứ đi đánh bắt cá voi về ăn?
Thịt cá voi trong một siêu thị.

Cá voi là loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và với nhiều nước, việc đánh bắt loài cá này là phạm pháp. Tuy nhiên ở Iceland, Na Uy và Nhật Bản, các tàu thuyền vẫn xin được giấy đánh bắt thương mại với loại cá giá trị kinh tế lớn này.

Trước đây, người Nhật Bản sử dụng lí do chỉ đánh bắt cá voi đã chết để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Bất chấp những đoạn video chứng minh điều ngược lại, chính phủ Tokyo dường như vẫn làm ngơ trước hành động tàn nhẫn này.

Vì sao người Nhật Bản cứ đi đánh bắt cá voi về ăn?
Cảng cá Wada, một trong những nơi bán thịt cá voi nổi tiếng.

Cuối tháng 8/2015, một tàu chở hơn 1.800 tấn cá voi quý hiếm đã cập cảng Osaka. Con tàu này khởi hành từ Iceland và mang theo lượng cá voi khổng lồ sau nhiều ngày đánh bắt trên biển.

Trong văn hóa Nhật Bản, cá voi là loài đã bị đánh bắt từ hàng thế kỉ nay. Làng chài Taiji tại tỉnh Wakayama được xem là nơi nổi tiếng nhất về hoạt động đánh bắt cá voi. Hiện nay, Nhật Bản xây dựng hẳn một nhà máy chế biến cá voi lớn ở gần Nam Cực để sơ chế hàng trăm con cá voi một lúc.

Vì sao người Nhật Bản cứ đi đánh bắt cá voi về ăn?
Thịt cá voi được cắt nhỏ và bán tại siêu thị.

Một trong những lí giải khác về thói quen ăn thịt cá voi của Nhật Bản là khi Thế chiến 2 kết thúc. Là nước thua cuộc, Nhật Bản buộc phải tìm nguồn cung thực phẩm cho hàng chục triệu dân trong nước. Lúc này, họ hoán cải hai tàu chở dầu của Mỹ thành “nhà máy chế biến cá voi” trên biển và đi đánh bắt khắp các đại dương.

Từ cuối năm 1940 tới giữa thập niên 1960, dân Nhật Bản ăn thịt cá voi nhiều hơn bất kì loại thực phẩm nào khác. Đỉnh điểm là năm 1964, họ giết tới 24.000 con cá voi, hầu hết là cá nhà táng và cá voi vây lớn.

Vì sao người Nhật Bản cứ đi đánh bắt cá voi về ăn?
Biểu tình phản đối săn cá voi.

Ngày nay, Nhật Bản thường nhập khẩu cá voi từ Australia, Mỹ hoặc Iceland. Người Nhật Bản thường trả tiền cho những tàu cá bản địa, hoặc các tàu khoa học giả danh để đánh bắt cá voi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Thấy cá voi nổi trên biển, người đàn ông lại gần mới giật mình vì cảnh tượng hãi hùng

Thấy cá voi nổi trên biển, người đàn ông lại gần mới giật mình vì cảnh tượng hãi hùng

Bạn sẽ khó có cơ hội được chứng kiến cảnh tượng hai loài động vật ăn thịt hung dữ là cá sấu và cá mập cùng chia sẻ với nhau một bữa ăn đặc biệt như thế này.

Đăng ngày: 04/12/2017
Sinh vật lạ giống rắn sở hữu hàm răng lởm chởm kỳ quái

Sinh vật lạ giống rắn sở hữu hàm răng lởm chởm kỳ quái

Mang thân hình như lươn, chiếc đầu giống rắn nhưng sinh vật này lại sở hữu hàm răng kỳ lạ, chẳng giống với bất kỳ sinh vật nào.

Đăng ngày: 04/12/2017
Loài cá sợ nước chuyên sống trong hang động trên vách đá

Loài cá sợ nước chuyên sống trong hang động trên vách đá

Một loài cá sống trên các hòn đảo Thái Bình Dương luôn vội vàng bỏ trốn tới nơi cao hơn để tránh những con sóng ập tới.

Đăng ngày: 02/12/2017
San hô là động vật hay thực vật?

San hô là động vật hay thực vật?

San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau.

Đăng ngày: 02/12/2017
Loài cá sống ở độ sâu gần 8km dưới đáy biển

Loài cá sống ở độ sâu gần 8km dưới đáy biển

Các nhà khoa học chính thức xác nhận loài cá ốc mới có tên Pseudoliparis swirei, được phát hiện ở độ sâu 7.966 mét dưới rãnh Mariana.

Đăng ngày: 30/11/2017
Thợ lặn giật nảy mình khi bị cá mập

Thợ lặn giật nảy mình khi bị cá mập "hôn"

Thợ lặn Stefano Ulivi chạm trán với cá mập xanh khi đang hướng dẫn một nhóm thợ lặn dưới vùng biển gần đảo Pico, Bồ Đào Nha, Story Trender hôm 28/11 đưa tin.

Đăng ngày: 30/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News