Vì sao người Trung Quốc phong kiến sợ chụp ảnh?
Cuộc sống của người dân Trung Quốc thời phong kiến khiến giới chuyên gia và công chúng tò mò. Trong số này có việc họ từng sợ chụp ảnh.
Cụ thể, vào năm 1839, người Pháp sáng chế ra máy chụp ảnh. Kể từ đó, phát minh này được giới thiệu rộng rãi ra nhiều nước. Do vậy, máy chụp ảnh cũng được đưa đến Trung Quốc vào thời nhà Thanh.
Khi những chiếc máy ảnh đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc, nhiều người dân thời nhà Thanh cũng như các quan chức trong triều đình tò mò xem đây là thứ gì và nó hoạt động thế nào. Chính vì vậy, khi nhìn thấy những bức ảnh chụp con người nhờ máy ảnh, nhiều người kinh ngạc, thậm chí khó hiểu. Họ không thể hiểu vì sao chiếc máy ảnh nhỏ như vậy có thể mang diện mạo, hình dáng của con người vào trong một tấm hình nhỏ bé.
Ảnh cưới của một vị quan thời nhà Thanh.
Từ đây, một số người dân cho rằng, bức ảnh chiếm giữ linh hồn của người chụp ảnh. Do đó, nhiều người không muốn chụp ảnh vì không muốn mất đi linh hồn, chỉ còn thể xác trống rỗng.
Sau một thời gian được người phương Tây và các chuyên gia giải thích chi tiết về nguyên lý hoạt động của máy ảnh, người dân thời nhà Thanh bắt đầu chụp ảnh mà không còn mang nỗi sợ mất đi linh hồn.
Từ Hi Thái Hậu rất thích chụp ảnh.
Không chỉ người dân bình thường, các quan chức, thậm chí là thành viên hoàng gia thích thú với việc chụp ảnh. Trong số này có Từ Hi Thái Hậu. Từ một người sợ chụp ảnh, Từ Hi Thái Hậu trở nên hứng thú và rất thích được chụp ảnh. Nhờ những bức ảnh này mà hậu thế có thể biết được diện mạo và phong thái quyền lực của bà.
- Người đàn ông bị bệnh rụng mất "cậu nhỏ", phải nhờ các nhà khoa học cấy lại cái khác lên tay
- Du hành xuyên thời gian là có thật và đã có người trải nghiệm điều đó?
- Cận cảnh cỗ xe hoàng gia khảm ngọc thời Tây Chu gần 3.000 tuổi