Cận cảnh cỗ xe hoàng gia khảm ngọc thời Tây Chu gần 3.000 tuổi
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phục chế thành công cỗ xe ngựa bằng đồng được khảm hàng nghìn mảnh ngọc lam có niên đại từ thời Tây Chu cách đây gần 3.000 năm.
Sau ba năm làm việc, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phục chế được một cỗ xe bằng đồng có niên đại từ thời Tây Chu (1046-771 trước Công nguyên), theo tuyên bố hôm 30/7 của Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây. Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy hài cốt của bốn con ngựa gần đó.
Cỗ xe được khai quật tại địa điểm khảo cổ Chu Nguyên ở Bảo Kê, phía tây bắc tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc. Khi được phát hiện, cỗ xe đã bị nghiền nát thành hàng nghìn mảnh vỡ nhỏ.
Được mệnh danh là cái nôi của triều đại Tây Chu - một trong những thời kỳ đầu tiên trong lịch sử được ghi chép lại của Trung Quốc, địa điểm khảo cổ Chu Nguyên được cho là nơi ở của Công tước Danfu, thủ lĩnh đầu tiên của gia tộc họ Chu.
Các nhà khảo cổ bắt đầu phục chế và làm sạch các vật phẩm được khai quật vào năm 2017. Dù đã được chôn cất từ hàng nghìn năm trước, cấu trúc và chi tiết của cỗ xe vẫn hiện lên rất rõ ràng sau khi được phục chế và làm sạch.
Chiếc xe nguyên bản dài 3,13m, rộng 2,7m và cao 1,5m, có nhiều họa tiết trang trí phong phú và rõ nét. Trên xe chứa một số lượng lớn các cấu trúc bằng đồng khảm ngọc lam và phụ kiện bằng đồng có hoa văn mặt động vật, cũng như một số chi tiết màu ngọc bích và sơn màu.
"Điều khiến tôi ấn tượng nhất là màu ngọc lam. Có thể có một hoặc hai trăm viên đá ngọc lam được khảm trên một vật thể", Huang Xiaojuan, nhà nghiên cứu của Viện khảo cổ học Thiểm Tây, nói, theo China Global Television Network. Tổng cộng có hơn 400 chi tiết bằng đồng đã được phát hiện, hầu hết trong số đó được khảm hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm viên ngọc lam. Và có hơn 10.000 mảnh ngọc lam được tìm thấy trên xe.
Theo viện nghiên cứu, đây là cỗ xe thứ hai thuộc loại này được khai quật cho tới nay, và là cỗ xe duy nhất được bảo quản tốt với các bộ phận hoàn chỉnh. Đây cũng là cỗ xe hoàng gia sang trọng nhất từ thời Tây Chu được khai quật cho đến nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
