Viêm cầu thận cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh

Tỉ lệ viêm cầu thận cấp xảy ra ở các nước phát triển như: Pháp, Mỹ, Anh, Canada đã giảm nhiều trong những năm qua. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, số lượng người mắc bệnh viêm cầu thận cấp vẫn không ngừng tăng lên và có diễn biến khá phức tạp.

Triệu chứng bệnh

Dấu hiệu hoặc những biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào mức độ phát triển hoặc nguyên nhân chính gây ra viêm cầu thận cấp. Và hầu hết người bệnh thường sẽ có dấu hiệu điển hình sau đây:

Ở giai đoạn khởi phát

  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi toàn thân và đi kèm với nó là tình trạng sốt nhẹ 38 – 39 độ C không rõ nguyên nhân chính xác.
  • Đau tại vùng thắt lưng: Ở giai đoạn bệnh khởi phát, người bệnh thường có cảm giác đau nhẹ tại vùng thắt lưng ở hai bên.
  • Rối loạn tiêu hóa: Phần lớn, bệnh nhân ở giai đoạn đầu mắc bệnh thường có những triệu chứng của bệnh lí rối loạn tiêu hóa như: Chán ăn, đau bụng.

Giai đoạn toàn phát

  • Màu nước tiểu: Nước tiểu có màu trà, sẫm màu là dấu hiệu rõ ràng nhất chứng minh bạn đang mắc căn bệnh nguy hiểm kể trên.
  • Hiện tượng phù nề: Ban đầu, tình trạng này có thể xuất hiện ở vùng mặt sau đó nhanh chóng ảnh hưởng đến toàn thân (phù nề thường xuất hiện ở tay, chân, mắt cá chân...)
  • Đái ít: Hiện tượng đi đái ít với số lượng giảm đáng kể hoặc vô niệu cũng được cho những dấu hiệu cảnh báo bệnh đang xảy ra.
  • Tăng huyết áp: Phần lớn, bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm cầu thận cấp thường có huyết áp tăng cao hơn bình thường.

Viêm cầu thận cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh
Di truyền là một trong những lí do gây ra bệnh, tuy trường hợp này ít khi gặp.

Nguyên nhân mắc bệnh

  • Nhiễm trùng: Bệnh có thể phát triển sau khi mắc các bệnh liên quan đến vùng họng như: đau họng, viêm họng. Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch suy giảm cũng được xem là tiền đề để phát triển căn bệnh đang nói ở trên.
  • Lupus: Nhiều công trình nghiên cứu y khoa đã khẳng định: Bệnh Lupus có mối quan hệ chặt chẽ với viêm cầu thận cấp vì chúng được cho là có ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể như: da, khớp, tim, phổi...
  • Bệnh lí thận IgA: Những triệu chứng của người mắc bệnh này thường không được biểu hiện rõ ràng và cụ thể. Bệnh có diễn biến âm thầm trong nhiều năm và tình trạng nước tiểu có lẫn máu là triệu chứng chính của bệnh.

Một số nguyên nhân khác: Trong nhiều trường hợp bệnh viêm cầu thận cấp tính sẽ phát triển từ căn bệnh viê cầu thận mãn tính. Bên cạnh đó, một nhóm các nhà nghiên cứu cũng cho biết: Di truyền là một trong những lí do gây ra bệnh, tuy trường hợp này ít khi gặp.

Biến chứng nguy hiểm

Viêm cầu thận cấp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của thận như: quá trình lọc bỏ chất thải trong máu ra khỏi cơ thể, công suất lọc mỗi ngày giảm dần. Tình trạng này kéo dài trong một thời gian nhất định có thể khiến bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo hoặc thực hiện ghép thận để duy trì. Ngoài ra, hội chứng thận hư cũng được nhiều chuyên gia nhắc đến là một trong những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh viêm cầu thận.

Chẩn đoán bệnh

Viêm cầu thận cấp là bệnh lí nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như đã nói ở phần trên. Việc chẩn đoán chính xác bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

  • Chẩn đoán bệnh dựa vào những triệu chứng lâm sàng: Một số triệu chứng lâm sàng được nhắc đến là: phù, tăng huyết áp, đái ít, đái máu... hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán ban đầu.
  • Một số xét nghiệm được các bác sĩ chỉ định như xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa quan trọng giúp việc chẩn đoán bệnh diễn ra chính xác hơn.

Biện pháp phòng ngừa

Đây là căn bệnh xảy ra chủ yếu ở đối tượng là trẻ nhỏ và người trên 40 tuổi. Hiện, các nhà khoa học đã thống kế có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm cầu thận cấp. Việc khắc phục được những nguyên nhân kể trên sẽ hỗ trợ tích cực trong việc phòng ngừa bệnh xảy ra như:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu giúp hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.
  • Tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ để điều trị dứt điểm bệnh lí liên quan đến họng.
  • Hạn chế những nguy cơ mắc căn bệnh tăng huyết áp.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Ung thư đại trực tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh

Ung thư đại trực tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh

Ung thư đại trực tràng là một bệnh ung thư phổ biến ở cả nam giới và phụ nữ với tỷ lệ tử vong cao thứ hai trong các loại ung thư ở Mỹ.

Đăng ngày: 22/02/2017
Người phụ nữ khổ sở với mùi cơ thể tanh như cá dù có tắm trăm lần một ngày

Người phụ nữ khổ sở với mùi cơ thể tanh như cá dù có tắm trăm lần một ngày

Chính vì mùi tanh cơ thể, cô Kelly Fidoe White thường bị người khác tránh xa.

Đăng ngày: 21/02/2017
Triệu chứng và cách phòng chống bệnh cúm A/H7N9

Triệu chứng và cách phòng chống bệnh cúm A/H7N9

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), dịch cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ bùng nổ thành đại dịch.

Đăng ngày: 21/02/2017
Ăn củ cải muối có thể ngừa cúm H7N9

Ăn củ cải muối có thể ngừa cúm H7N9

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa cho biết một loại vi khuẩn trong có trong củ cải muối có thể ngăn chặn bệnh cúm H7N9.

Đăng ngày: 21/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News