Viễn cảnh đại dương trở về cổ đại vào năm 2100
Sự gia tăng nồng độ axít trong nước biển có thể biến các đại dương hiện đại trở về tình trạng của cách đây 110 triệu năm.
Thợ lặn vào năm 2100 có thể được trang bị kỹ năng nghe của khủng long vào thời Kỷ Phấn trắng, theo dự đoán rút ra từ cuộc nghiên cứu mới của Đại học Rhode Island (Mỹ).
Điều này do tính axít của nước biển ngày càng gia tăng, cho phép một số âm thanh tần số thấp, như các "bài ca của cá voi", có thể di chuyển với khoảng cách xa gấp đôi bình thường.
Biển cả đang bị đẩy lùi dần về tình trạng cách đây
110 triệu năm - (Ảnh: National Science Foundation)
“Chúng tôi gọi hiện tượng này là hiệu ứng âm thanh Kỷ Phấn trắng, do quá trình ấm lên toàn cầu đã thúc đẩy tình trạng axít hóa biển cả, có vẻ như chúng ta đang bị đẩy lùi về thời điểm mà đại dương có trạng thái truyền âm giống như biển cả cách đây 110 triệu năm, vào thời đại của khủng long”, theo Wired dẫn lời David G. Browning, chuyên gia về âm học của Đại học Rhode Island.
Đại dương có khuynh hướng bị axít hóa khi hàm lượng CO2 trong không khí gia tăng. Khi một phần khí gây hiệu ứng nhà kính xâm nhập vào nước biển, trong quá trình phân hủy, đã khiến nồng độ axít trong nước biển tăng theo.
Chuyên gia Browning và đồng sự từng dự đoán sự truyền âm tần số thấp của biển cả hiện nay giống như cách đây 300 triệu năm trước, vào thời Kỷ Đại Cổ Sinh.
Tuy nhiên, nồng độ axít trong nước biển đang gia tăng theo thời gian, với tốc độ axít hóa nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào trong suốt 300 triệu năm qua, theo các chuyên gia Mỹ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.
