Việt Nam cấm sản xuất túi ni lông khó phân hủy

Để hạn chế việc sử dụng túi nilon, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi nilon khó phân hủy có bề dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet.

Theo Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại sẽ giảm tới 65% so với năm 2010.

Tại Đề án này, túi nilon khó phân hủy ở các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh sẽ được hạn chế sử dụng trong từng giai đoạn.


Hạn chế sử dụng túi nilon tại siêu thị và các chợ dân sinh. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, từ nay đến năm 2015, những túi nilon khó phân hủy được sử dụng tại siêu thị, trung tâm thương mại sẽ giảm tới 40%, với chợ dân sinh thì con số túi nilon khó phân hủy chỉ giảm được 20%.

Để hạn chế việc sử dụng túi nilon, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi nilon khó phân hủy có bề dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet (30µm), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, tái chế.

Bên cạnh đó, nhằm tái chế khối lượng chất thải túi nilon, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phải thu gom và tái chế 25 % khối lượng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.

Để có thể thực hiện được Đề án này, các Bộ ngành liên quan, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố phải tiến hành những biện pháp phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy; khuyến khích sử dụng sản phẩm tái chế từ chất thải túi nilon khó phân hủy, đặc biệt trong đầu tư xây dựng các công trình công cộng.

Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu khoa học, những sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện với môi trường sẽ được tăng cường sản xuất và sử dụng, phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy đồng thời sử dụng công nghệ tiên tiến tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy trở thành các sản phẩm hữu ích.

Song song với đó, các ban ngành, đoàn thể, hội cần phải tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp về tác hại của chất thải túi nilon khó phân hủy và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường đối với từng hộ gia đình, ở các khu dân cư, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

Đề án cũng sẽ đưa nội dung giáo dục về tác hại của chất thải túi nilon khó phân hủy đối với môi trường vào chương trình giảng dạy ở các cấp học theo các hình thức, nội dung phù hợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News