Việt Nam chế tạo tên lửa đẩy đưa thiết bị nghiên cứu khí quyển
Tên lửa có thể bay cao trên 40km, mang theo thiết bị khoa học đo nhiệt độ, tầng khí quyển, không khí, các thông số theo yêu cầu.
Sáng 14/11, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Khoa học và Công nghệ ký hợp đồng "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu (Souding Rocket) đưa thiết bị khoa học để thử nghiệm thu thập dữ liệu khí quyển tầng cao".
Đại diện các đơn vị ký hợp đồng nghiên cứu, chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu, sáng 14/11. (Ảnh: BN).
Phòng nghiên cứu tên lửa của Học viện kỹ thuật Quân sự.
Đây là đề tài thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện trong 24 tháng, bắt đầu từ năm 2018.
Tên lửa được nghiên cứu, chế tạo thông qua đề tài nhánh bởi Học viện Quân sự, Bộ Quốc phòng dựa trên nguyên lý của tên lửa chiến đấu, áp dụng vào phát triển kinh tế.
Đại tá Đặng Ngọc Thanh, Chủ nhiệm Khoa hàng không, Học viện kỹ thuật Quân sự, Chủ nhiệm đề tài cho biết, ở đề tài này tên lửa được thiết kế là vật mang thiết bị khoa học làm nhiệm vụ trên tầng khí quyển.
Tên lửa có thể bay không thấp hơn 40km, được thiết kế hai tầng. Nó có thể thực hiện tách tầng mang thiết bị đo nhiệt độ, áp suất không khí.
Đại tá Thanh cho biết, đây là nhiệm vụ với nhiều thách thức nhưng hiện công nghệ thiết kế, chế tạo được chủ động hoàn toàn trong nước nên có thể thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
