Việt Nam chịu dư chấn động đất mạnh cấp 5-6

Trận động đất mạnh 7 độ Richter xảy ra tại biên giới Myanmar - Lào - Thái Lan khiến miền Bắc Việt Nam chịu chấn động cấp 5-6. Nguy cơ động đất mạnh tại Việt Nam tiếp tục được cảnh báo.

TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, Giám đốc Trung tâm Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, trận động đất mạnh 7 độ Richter xảy ra lúc 20h55 ngày 24/3 tại khu vực biên giới Myanmar - Lào - Thái Lan đã gây chấn động cấp 5 tại Hà Nội. Một số nơi thuộc khu vực Tây Bắc nước ta cũng bị chấn động cấp 6.

Động đất xảy ra tại vị trí có tọa độ 20,86 độ vĩ Bắc, 100,87 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Đây là trận động đất mạnh tại vùng chấn tâm, tuy vậy, chấn tâm nằm cách xa Hà Nội nên không có khả năng gây thiệt hại về người và công trình xây dựng.


Hình ảnh tâm chấn tại Myanmar (Ảnh: Bưu điện VN)

Theo ông Minh, với động đất có cường độ trên 7 độ Richter, Thái Lan sẽ phải chịu thiệt hại khá nặng nề. Hiện Viện Vật lý địa cầu đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Về nguy cơ động đất có thể xảy ra tại Việt Nam, ông Minh cho biết, nước ta nằm ở phần Đông Nam của mảng Âu Á, giữa mảng Ấn Độ, mảng Philippines và mảng châu Úc, là khu vực ít bị tổn thương bởi động đất so với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Malaysia. Nhưng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp như: đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy Sông Mã, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy Sông Hồng, đới đứt gãy Sông Cả, đứt gãy kinh tuyến 109-110o… nên khả năng động đất mạnh đã được cảnh báo.

Các nghiên cứu khoa học đã ghi nhận, từ đầu thế kỷ 20 đến nay ở khu vực phía Bắc nước ra đã xảy ra 2 trận động đất cấp 8-9, tương đương 6,7-6,8 độ Richter, hàng chục trận động đất cấp 7, tương đương 5,1-5,5 độ Richter và hàng trăm trận động đất yếu hơn.

Điển hình, trận động đất xảy ra tại Điện Biên năm 1935, với cường độ 6,7 độ Richter, xảy ra trên đới đứt gãy Sông Mã; trận động đất tại Tuần Giáo năm 1983, có cường độ 6,8 độ Richter, xảy ra trên đứt gãy Sơn La, gây nên sụt lở, nứt đất trên diện rộng, sụt lở lớn trong núi, gây hư hại nhà cửa trong phạm vi bán kính đến 35 km…

Các trận động đất nhỏ xảy ra từ sau trận động đất Điện Biên đều không gây thiệt hại về người và của, tuy nhiên cũng cho thấy, vỏ Trái đất ở khu vực Việt Nam không hoàn toàn bình ổn. Theo ông Minh, cần có thêm những theo dõi và nghiên cứu để đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động địa chấn ở Việt Nam.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News