Việt Nam chuẩn bị chế tạo vệ tinh gần 600kg

Nhật Bản sẽ cùng với các kỹ sư của Việt Nam thiết kế, chế tạo vệ tinh LOTUSat-1, dự kiến phóng vào năm 2023.

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã ký gói thầu chế tạo vệ tinh LOTUSat-1 và đào tạo nhân lực, sáng 18/10 tại Hà Nội. Tập đoàn NEC sẽ thiết kế, chế tạo và đào tạo nhân lực tại nhà máy sản xuất vệ tinh ở Nhật Bản, sau đó chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Quá trình thiết kế diễn ra cùng với việc đào tạo 86 học viên thực hành chế tạo, vận hành và ứng dụng ảnh vệ tinh.

Vệ tinh LOTUSat-1 có trọng lượng 570kg, sử dụng công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể kích thước từ 1 m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm. Vệ tinh LOTUSat-1 sẽ chụp ảnh và cung cấp các thông tin chính xác để ứng phó để giảm thiểu các tác động của thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường. 

Việt Nam chuẩn bị chế tạo vệ tinh gần 600kg
Lộ trình phát triển vệ tinh của Việt Nam. (Ảnh: VNSC).

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh kỳ vọng các đối tác Nhật Bản và Việt Nam thực hiện gói thầu hiệu quả để đưa vệ tinh LOTUSat-1 lên quỹ đạo vào năm 2023 như kế hoạch đã đề ra. 

Ông cũng cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đang tổng kết kết quả thực hiện "Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Vũ trụ đến năm 2020" và xây dựng dự thảo Chiến lược vũ trụ cho giai đoạn sau năm 2020. Các kết quả thực hiện của dự án là một trong những căn cứ thực tiễn, phục vụ xây dựng Chiến lược vũ trụ của Việt Nam giai đoạn sau năm 2020. 

Gói thầu "Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực" thuộc Dự án "Trung tâm Vũ trụ Việt Nam" được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2009, là dự án trọng điểm quốc gia. Đây là dự án vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên được điều phối bởi một công ty Nhật Bản sử dụng vốn vay ODA theo điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP) từ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lạ lùng sinh vật không não, có gần...720 giới tính

Lạ lùng sinh vật không não, có gần...720 giới tính

Vườn thú Paris hôm 16-10 công bố một sinh vật bí ẩn, được gọi là blob – trông giống như một loại nấm nhưng hoạt động giống như một loài động vật.

Đăng ngày: 18/10/2019
Nền văn minh bí ẩn ở Tây bán cầu

Nền văn minh bí ẩn ở Tây bán cầu

Nhóm phóng viên đặc biệt của Tạp chí địa lý Đức Geo xuất bản tại Hamburg vừa có một chuyến du khảo tới mạn cực Tây Colombia thuộc vùng Nam Mỹ, thâm nhập vào khu tự quản Tumaco ven bờ Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 28/09/2019
NASA muốn đưa robot biến hình lên thám hiểm các mặt trăng của sao Thổ

NASA muốn đưa robot biến hình lên thám hiểm các mặt trăng của sao Thổ

NASA vừa công bố kế hoạch thiết kế những con robot có thể lăn, bay, trôi, và bơi để thám hiểm các mặt trăng của sao Thổ vào một ngày nào đó trong tương lai.

Đăng ngày: 28/09/2019
“Siêu cấu trúc” của văn hóa Tripolye bí ẩn được khai quật ở Ukraina

“Siêu cấu trúc” của văn hóa Tripolye bí ẩn được khai quật ở Ukraina

Những dị thường từ tính trong đất tại một địa điểm có tên Maidanetske đã khiến các nhà nghiên cứu chú ý và cuối cùng họ quyết định khai quật.

Đăng ngày: 28/09/2019
Bí ẩn cây nuốt xe đạp

Bí ẩn cây nuốt xe đạp

Trái với giả thuyết chiếc xe đạp bị bỏ quên bởi một cậu bé, một số người nghi ngờ rằng ai đó đã treo nó lên cây.

Đăng ngày: 21/09/2019
Bí ẩn 3 cái chết “quỷ dị“ bởi ghế rồng nơi Cố Cung Tử Cấm Thành

Bí ẩn 3 cái chết “quỷ dị“ bởi ghế rồng nơi Cố Cung Tử Cấm Thành

Ghế rồng của các vị vua thời xa xưa có lẽ được coi là một trong những bảo vật quỷ dị còn lưu lại trong Cố Cung (Tử Cấm Thành) ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đăng ngày: 15/09/2019
Ngôi làng bị “nguyền rủa” khiến con người

Ngôi làng bị “nguyền rủa” khiến con người "bốc hơi"

Trong hơn 500 năm, ngôi làng Kuldhara ở Ấn Độ là nơi sinh sống của khoảng 1.500 người. Tuy nhiên, bất ngờ vào một đêm, toàn bộ dân làng biến mất. Không ai biết họ chuyển đến nơi nào. Vì vậy, người ta tin rằng ngôi làng bị "nguyền rủa".

Đăng ngày: 14/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News