Việt Nam có 27 sự kiện tham gia ngày khí hậu toàn cầu
Ngày 10/10 năm nay, cộng đồng trên toàn thế giới sẽ có những hành động đơn giản mà thiết thực để hưởng ứng Ngày toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Việt Nam hiện đã có 27 sự kiện đăng ký tham gia.
Chiến dịch toàn cầu chống biển đổi khí hậu năm nay mang tên 350 để nhắc tới mục tiêu giảm lượng khí CO2 trong không khí từ mức hiện nay xuống dưới 350 ppm, là giới hạn an toàn tối đa cho trái đất, theo tính toán của các nhà khoa học.
Hiện đã có 5.162 sự kiện được đăng ký, từ 175 quốc gia. Con số 10 sự kiện của Việt Nam vào ngày 10/9 nay đã tăng lên thành 27. Trong đó, Hà Nội và TP HCM mỗi nơi có 9 sự kiện, tiếp đến Đà Nẵng với 2, còn lại Tây Ninh, Bắc Ninh, Huế, Đà Lạt, Thái Nguyên, Vĩnh Long, Hội An mỗi nơi chỉ có 1 sự kiện.
Thiếu nhi Hội An hưởng ứng chiến dịch toàn cầu chống biến đổi khí hậu 350. (Ảnh minh họa)
"Chỉ còn 10 ngày nữa là đến 10/10, Việt Nam mới có 27 đơn vị đăng ký tham gia ngày 350”, bà Hoàng Thị Minh Hồng, một phát ngôn viên của chiến dịch 350 tại Việt Nam cho biết.
Ngày 26/9, ở Hội An đã diễn ra cuộc đi bộ vì môi trường với 2.000 người tham gia. Trước đó, vào ngày 16/9, sự kiện “Chung tay bảo vệ môi trường” cũng được tổ chức tại Thảo Cầm Viên (TP HCM). Trong tháng 8 và tháng 9, đã có 1.000 cây xanh được trồng tại 20 trường tiểu học và trung học trên địa bàn Hà Nội.
Xếp hình 350 tại trường học ở Hà Nội. (Ảnh minh họa)
"Qua những hoạt động này, việc hàng nghìn người đi bộ, trồng cây, không chỉ đóng góp cho các giải pháp nhằm giảm phát thải carbon, mà còn thể hiện thực tế: ai cũng có thể làm một việc nhỏ để bảo vệ môi trường", bà Hồng nói.
Ngày 15/9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon đã đưa ra tuyên bố ủng hộ sự kiện này, giúp cho chiến dịch 350 gia tăng tiếng nói với các nhà lãnh đạo thế giới: “Đã đến lúc chúng ta phải xắn tay áo và tham gia xây dựng tương lai cho năng luợng sạch, giúp tạo các cơ hội kinh tế và xây dựng một thế giới tốt hơn, an toàn hơn và khỏe mạnh hơn cho con em chúng ta. Vào ngày 10/10, tôi khuyến khích tất cả mọi nguời hãy là một phần cho giải pháp chống biến đổi khí hậu.”

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
