Việt Nam công bố phần mềm quét mã vạch quản lý hàng hóa

Qua phần mềm quét mã vạch, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm.

Ngày 30/5, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) công bố phần mềm quét mã vạch Scan and Check. Nó có thể sử dụng trên điện thoại hệ điều hành Android và IOS, cho phép kiểm tra tính hợp pháp, xuất xứ hàng hóa. Đây cũng là phầm mềm chính thống của quốc gia lần đầu tiên được công bố.

Với người tiêu dùng, Scan and Check cung cấp thông tin về chủ thương hiệu, sản phẩm hàng hóa do chính nhà sản xuất kê khai. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, phần mềm giúp kiểm tra tình trạng hợp lệ của mã số mã vạch quốc gia gắn trên sản phẩm. Doanh nghiệp có thể sử dụng mã số mã vạch đầu 893 (mã quốc gia) quảng bá hình ảnh thương hiệu, thông tin chi tiết về sản phẩm hàng hóa ra thị trường trong và ngoài nước.

Việt Nam công bố phần mềm quét mã vạch quản lý hàng hóa
Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin sản phẩm lên mã vạch sẽ giúp người tiêu dùng dễ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. (Ảnh: CHG).

Ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cho biết, từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp, nhưng hoạt động này chưa phát huy hiệu quả. Mã số, mã vạch xem như “chứng minh thư”, mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp một mã. Thế nhưng doanh nghiệp không cập nhật đầy đủ thông tin của sản phẩm lên “chứng minh thư” đó để quảng bá hình ảnh và tự bảo vệ thương hiệu của mình. Từ đó, cơ quan quản lý khó kiểm soát còn người tiêu dùng không biết chắc chắn sản phẩm mình mua có đúng của doanh nghiệp chính hãng hay hàng trôi nổi.

Việc cập nhật thông tin đầy đủ qua mã số mã vạch còn giúp doanh nghiệp quản lý từng sản phẩm, biết rõ tình trạng sản xuất của lô hàng, nguồn gốc nguyên vật liệu và biết hàng đó đã chuyển tới trung tâm phân phối nào hay đang nằm ở vị trí nào trong kho. Nếu như để tìm kiếm chính xác vị trí kiện hàng đang nằm ở đâu theo cách thủ công có thể mất hàng tháng, nhưng quét mã vạch sẽ chỉ mất 3 giây.

Hiện Việt Nam có 25.000 doanh nghiệp được cấp mã số mã vạch, trong số này có tới 15.000 đơn vị ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi mã doanh nghiệp. Theo ông Vinh, việc xây dựng và công bố phần mềm sẽ góp phần hỗ trợ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng thuận lợi hơn trong việc quản lý, cập nhật thông tin lưu thông, kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thanh tra về mã số mã vạch tại doanh nghiệp. Từ quý III/2019, Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế (GS1) mà Việt Nam là thành viên yêu cầu tất cả doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu phải cập nhật đồng bộ đủ bảy thuộc tính của hàng hóa lên hệ thống dữ liệu đám mây (iCloud). Bảy thuộc tính gồm: mã thương phẩm toàn cầu, nhãn hiệu sản phẩm, mô tả sản phẩm, tên chủ sở hữu, hình ảnh sản phẩm, thị trường mục tiêu, phân loại sản phẩm toàn cầu. Nếu không đồng bộ, thống nhất các thông số này, doanh nghiệp xuất khẩu hoặc buôn bán trực tiếp trên mạng sẽ không bán được hàng hóa.

Để giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc cập nhật thông tin, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã xây dựng phần mềm IDD kê khai trực tuyến thông tin về mã số mã vạch. Để sử dụng phần mềm này, doanh nghiệp chỉ cần gửi yêu cầu về Tổ chức mã số mã vạch Việt Nam kèm bản chụp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch và cập nhật thông tin miễn phí.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Nội soi” cống ngầm với thiết bị bằng nhựa giá rẻ

“Nội soi” cống ngầm với thiết bị bằng nhựa giá rẻ

Thiết bị hữu ích này là của hai bạn Nguyễn Anh Quang và Trần Thị Minh Châu (trường THPT Nguyễn Huệ, TP. Huế, Thừa Thiên-Huế).

Đăng ngày: 30/05/2018
Trái cây tươi nguyên cả tháng nhờ màng bảo quản từ bột sắn và nano bạc

Trái cây tươi nguyên cả tháng nhờ màng bảo quản từ bột sắn và nano bạc

Đề tài này đã đạt giải Nhì Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc năm 2017, giải Ba Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2017.

Đăng ngày: 22/05/2018
Công nghệ mới biến bột nhựa thải của bo mạch điện tử thành gạch xây nhà

Công nghệ mới biến bột nhựa thải của bo mạch điện tử thành gạch xây nhà

Sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN trong những năm gần đây và trong tương lai đòi hỏi nhu cầu sản xuất bo mạch điện tử ngày càng nhiều.

Đăng ngày: 12/05/2018
Một nông dân chế tạo thành công máy rửa quả hồng xiêm

Một nông dân chế tạo thành công máy rửa quả hồng xiêm

Sau 5 năm mày mò, nghiên cứu, anh Trần Huỳnh Long (ở ấp Tây, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đã cho “ra đời” hơn 20 máy làm vệ sinh trái hồng xiêm.

Đăng ngày: 11/05/2018
Màn điều khiển cánh tay bằng suy nghĩ của 2 học sinh lớp 8

Màn điều khiển cánh tay bằng suy nghĩ của 2 học sinh lớp 8

Góp mặt trong buổi họp báo ngày hội STEM 2018, hai em Phan Trường Anh Khôi và Nguyễn Công Huy (Trường THCS Trưng Vương) có màn trình diễn cánh tay robot có thể điều khiển bằng ý nghĩ.

Đăng ngày: 10/05/2018
Hà Nội sẽ thí điểm vận hành chuỗi “Cửa hàng tự động” không người bán trong năm nay

Hà Nội sẽ thí điểm vận hành chuỗi “Cửa hàng tự động” không người bán trong năm nay

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố năm 2018.

Đăng ngày: 11/04/2018
Đại Học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu thành công túi nilon tự hủy làm từ bột sắn

Đại Học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu thành công túi nilon tự hủy làm từ bột sắn

Sử dụng túi nilon hiện đang là một vấn đề khiến các chuyên gia môi trường phải đau đầu tìm hướng giải quyết.

Đăng ngày: 10/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News