Việt Nam đoạt hai giải 4 tại vòng chung kết Intel ISEF 2013

Vòng chung kết Hội chợ Khoa học và Kỹ thuật ứng dụng Quốc tế Intel ISEF (International Science and Engineering Fair) 2013 diễn ra tại Phoenix (bang Arizona, Hoa Kỳ) từ ngày 12 tới 17/5.

Đoàn Việt Nam năm nay dự Intel ISEF hùng hậu nhất kể từ khi tham dự từ năm 2009 với 4 đội và 1 cá nhân.

Kết quả, đoàn Việt Nam đã giành được 2 giải tư cho đề tài:

- Hệ thống trồng rau, nuôi cá tự động tại gia đình của nhóm 3 học sinh Trần Ngọc Châu, Nguyễn Phương Duy, Trương Nhựt Cường trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) trong bảng Kỹ thuật: Điện và cơ khí.

- Lọc vi khuẩn trong nước bằng lớp màng quả trứng của nhóm 3 học sinh Đỗ Thùy Linh, Hoàng Trọng Nam Anh, Vũ Mai Hương trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam.

Giải thưởng cao nhất Gordon E. Moore Award mang tên nhà sáng lập Công ty Intel với giá trị giải thưởng 75.000 USD thuộc về nam sinh Ionut Budisteanu, 19 tuổi, của Romania, với dự án sử dụng trí thông minh nhân tạo để tạo ra chiếc xe tự lái với chi phí thấp. Đây cũng là 1 trong 17 người đoạt giải xuất sắc nhất trong từng bảng (trị giá 5.000 USD) và giải nhất bảng Khoa học Máy tính.

Hai giải lớn kế đó là giải Nhà khoa học trẻ do Quỹ Intel Foundation trao tặng trị giá 50.000 USD/giải đã được trao cho 2 thí sinh Mỹ Eesha Khare (California) và Henry Lin (bang Louisiana).


Các thí sinh Việt Nam hàng đầu bên phải


Ionut Budisteanu, 19 tuổi, của Romania (đứng giữa) nhận giải cao nhất Intel ISEF 2013

Các giải thưởng chính thức dành cho từng bảng trong tổng số 17 bảng bao gồm nhiều giải nhất (3.000 USD), nhiều giải nhì (1.500 USD), nhiều giải ba (1.000 USD) và nhiều giải tư (500 USD).

Tối 16/5, Intel ISEF 2013 đã trao cả trăm giải đặc biệt trị giá từ 250 USD tới 12.500 USD của các nhà tài trợ (học bổng, cơ hội thực tập sinh, dã ngoại khoa học, thiết bị,…). Tổng giá trị giải thưởng và phần thưởng lên tới hơn 3 triệu USD.

Vòng chung kết Intel ISEF 2014 sẽ diễn ra trong tháng 5-2014 tại Los Angeles (bang California).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News