Việt Nam được hỗ trợ để thích ứng biến đổi khí hậu
Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long/Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ICMP/CCCEP), với tổng vốn trên 20 triệu euro đã chính thức được triển khai.
Trong đó, chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức và chính phủ Australia viện trợ không hoàn lại trên 18 triệu euro.
Tại lễ triển khai chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp tổ chức, bà Kathry Elliott, Bí thư Thứ nhất Đại sứ quán Australia đã cho biết từ những bài học thực tiễn, Chính phủ Australia và Đức tiếp hỗ trợ Việt Nam thực hiện các phương thức tiếp cận phù hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Rừng phòng hộ bị xâm thực.
Chương trình ICMP/CCCEP sẽ được thực hiện năm tỉnh gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng trong thời gian 36 tháng.
Ông Juergen Hess, cố vấn trưởng của GIZ cho biết, mục tiêu của ICMP/CCCEP là hỗ trợ Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển nhằm tăng cường khả năng phục hồi và giảm thiểu các nguy cơ bị tổn thương, bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời hỗ trợ nâng cao nhận thức về môi trường và tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết chương trình ICMP/CCCEP phù hợp với chiến lược tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo của Việt Nam đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt. Việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là phương pháp tiếp cận phù hợp đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Nam là một trong các quốc gia được cảnh báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu long đang phải gánh chịu nhiều nhất. Người dân nơi đây sống ở khu vực sát biển và vùng đồng bằng thấp gần mực nước biển bị đe dọa chủ yếu do nguy cơ nước biển dâng và tần suất ngày càng tăng của các cơn bão nhiệt đới và lũ.
Chính vì vậy, đời sống và kinh tế của người dân đang bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu./.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
