Việt Nam không bị ảnh hưởng sóng thần ở Nhật Bản
Sóng thần xảy ra sau cơn địa chấn 8,9 độ Richter ở Nhật Bản hôm nay không ảnh hưởng đến Việt Nam, chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu cho biết.
Xe trôi bồng bềnh tại Miyagi sau sóng thần ở Nhật Bản. Ảnh: DM.
Lúc 14h60 phút chiều nay (giờ Tokyo) đã xảy ra trận động đất mạnh, cách Tokyo 382 km về phía đông bắc. Con số thương vong xác định được cho đến nay, theo Reuters, là 10 người. Truyền hình Nhật cho thấy cảnh những con sóng lớn tràn lên bờ cuốn phăng mọi thứ kể cả ô tô và tàu phà trên đường đi của nó.
Tiến sĩ Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu, khẳng định Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần này.
"Trận động đất ở Nhật Bản xảy ra ở phía đông đảo Honshu, gây chấn động mạnh đến phía đông của Nhật Bản và lan truyền xuống phía nam vùng biển Thái Bình Dương.
Động đất mạnh gây ra sóng thần. Khi lan xuống vùng biển giữa Đài Loan và Philippines, sóng thần sẽ bị suy yếu, vì vậy không ảnh hưởng tới Việt Nam", ông Minh giải thích.
Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước thí điểm lắp đặt các trạm cảnh báo sóng thần và dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 7. Đây là một phần của dự án lắp đặt thiết bị kỹ thuật cảnh báo sóng thần trên toàn quốc.
Trong tháng 3, hai điểm đầu tiên sẽ được xây dựng tại đầu đường Hoàng Sa và tại Trung đoàn thông tin 575. Hai điểm sẽ có ăng ten thu sóng cao nhất từ 30 – 35m, có hệ thống còi hú, công suất lớn để báo động người dân, du khách ven biển triển khai phương án phòng tránh. Tại 8 điểm còn lại hệ thống sẽ phát âm thanh với các dữ liệu thông tin cảnh báo người dân.
Ngay khi xuất hiện khả năng xảy ra sóng thần trên biển Đông, qua trạm thu này, hệ thống sẽ cảnh báo người dân biết trước 30 phút.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
