Việt Nam lùi thời điểm xây dựng điện hạt nhân đầu tiên
Để nâng cao yêu cầu an toàn, thời điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận sẽ được lùi lại vài năm nữa, thay vì dự kiến năm 2014.
Trao đổi với PV, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết: "Năm nay chưa thể khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo Nghị quyết Quốc hội. Thời điểm này có thể lùi lại ít nhất 2-3 năm nữa và Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội việc này".
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. (Ảnh: Tiến Dũng)
Về lộ trình, theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, cuối năm nay Việt Nam mới thẩm định báo cáo khả thi và chọn phương án công nghệ, xác định địa điểm xây dựng nhà máy, làm hồ sơ mời thầu thiết kế để sau năm 2015 sẽ đấu thầu. Tiếp đến là đấu thầu đầu tư xây dựng rồi bắt đầu thi công, nghiệm thu và khởi động nhà máy.
"Vì nâng cao yêu cầu an toàn nên tiến độ phải chậm lại so với dự kiến, có thể phải đến 2025 tổ máy đầu tiên mới đi vào hoạt động", ông Quân nói.
Trước quyết định trên, nhiều chuyên gia nguyên tử cho rằng, việc lùi thời gian xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đầu tiên sẽ giúp Việt Nam có thêm thời gian để chuẩn bị mọi mặt thật chu đáo, nhất là vấn đề đào tạo nguồn nhân lực.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu tháng, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano cho rằng, thông thường việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên mất 10-15 năm kể từ giai đoạn lên kế hoạch. Tuy nhiên, thời gian không phải vấn đề chính, mà Việt Nam cần làm thế nào để chuẩn bị cẩn thận, kỹ lưỡng.
"Việt Nam không nên quá vội vàng, gấp gáp, vì đây là dự án lớn với một quốc gia mới phát triển điện hạt nhân", ông Yukiya Amano nói.
Việt Nam có kế hoạch xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận, với sự giúp đỡ của Nga. Còn nhà máy thứ hai sẽ do Nhật Bản xây dựng. Trong đó theo dự kiến ban đầu, Ninh Thuận 1 xây dựng năm 2014 và bắt đầu hoạt động năm 2020.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
