Việt Nam nên lập bản đồ ngập lụt?
"Nên đưa công nghệ Viễn thám trở thành công cụ trong dự báo, giám sát thay đổi của thời tiết." PGS.TS Nguyễn Đình Dương (Trưởng phòng Nghiên cứu và Xử lý thông tin môi trường, Viện Địa lý, Viện KH&CN Việt Nam) hiến kế giúp Việt Nam đối phó với lụt.
Nước ta nhiều đồi núi, địa hình, điều kiện khí tượng, khí hậu, thuỷ văn diễn biến phức tạp. Cùng với sự ấm lên của khí hậu toàn cầu các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, lũ lụt ngày càng gia tăng và mức độ gây tổn hại ngày càng lớn. Vì vậy việc sử dụng các thông tin viễn thám sẽ phục vụ cho công tác giám sát và cảnh báo tác hại của thiên tai để có các biện pháp phòng tránh và ứng cứu kịp thời.
Công nghệ Viễn thám sẽ giúp quan sát trên trên khu vực rộng lớn, đặc biệt là lưu vực sông, quan sát rõ nước tại lưu vực đó sẽ chảy khu vực sông nào. Từ đó xây dựng các bản đồ ngập lụt, vùng ngập nước, ngập mặn do nước biển dâng... Tư liệu viễn thám có thể giúp quan sát dòng sông xuyên biên giới như sông Hồng, nhờ đó có thể biết liệu sông Hồng hạn hán do nguyên nhân nào, từ đó có biện pháp ứng phó.
Có thể ứng dụng công nghệ viễn thám để quan sát trạng thái sử dụng khai thác lãnh thổ ở từng địa phương như thế nào. TS Dương phân tích, ở nước ta hiện nay, các báo cáo hay số liệu công bố đều dựa trên báo cáo từ địa phương. Như ở khu vực Miền Trung hằng năm có báo cáo về rừng chưa khai thác còn số lượng lớn, về thủy điện xây dựng có quy hoạch. Trong khi đó, lũ lụt vẫn xảy ra, xói mòn, lở đất vẫn tiếp diễn ở Miền Trung.
Lũ đã khiến 15/23 xã huyện Can Lộc bị ngập, 28.000 ngôi nhà bị nhấn chìm.(Ảnh minh họa)
Trong công tác xử lý hậu quả lũ lụt, viễn thám còn có thể dự báo, giải quyết hậu quả sau bão: dự báo đường ngập, quan sát tình trạng ngập lụt ở những vùng cụ thể...
Không những vậy, nếu xảy ra lũ lụt, viễn thám còn có thể dự báo, giải quyết hậu quả sau bão. Cụ thể, khi đường ngập, bản thân các loại phương tiện khác không thể di chuyển, ngay cả máy bay, tư liệu Viễn thám sẽ giúp người dân biết đoạn đường nào đang bị ngập nặng nhất, mà tránh không đi vào con đường đó.
Hiện tại Việt Nam chưa áp dụng công nghệ nào, không phải vì giá cả đắt, mà bởi chúng ta chưa có nguồn nhân lực với trình độ tay nghề cao, trong khi Nhà nước lại chưa có cơ chế tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực này.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
