Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả VNREDSat-1
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng rằng, quá trình vận hành, khai thác và sử dụng vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam sẽ thành công, góp phần cung cấp ảnh quang học chất lượng cao cho các bộ ngành, địa phương.
Hôm 4/9, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), đại diện Pháp đã chính thức bàn giao cho Việt Nam vận hành khai thác vệ tinh VNREDSat- 1.
Sau hơn ba tháng vào quỹ đạo, vệ tinh hoạt động ổn định và gửi về mặt đất nhiều bức ảnh rõ nét, được các chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ các tính năng, yêu cầu kỹ thuật đề ra. Vệ tinh có khả năng quan sát, chụp ảnh độ phân giải cao ở các vị trí trên bề mặt Trái đất cũng như lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
Đại diện Pháp (bên phải) bàn giao hệ thống vệ tinh VNREDSat-1 cho Việt Nam. (Ảnh: Đức Lê)
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng và đánh giá cao nỗ lực của cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài nguyên - Môi trường, cùng các đơn vị liên quan, đặc việt đối tác Pháp là EADS Astrium, Arianespace, TPZ trong việc triển khai dự án VNREDSat-1.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là sự kiện khoa học công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ Việt Nam, tiếp nối sau thành công các dự án vệ tinh viễn thông Vinasat-1, Vinasat-2.
Theo Phó Thủ tướng, thành công của dự án vệ tinh VNREDSat-1 không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt khoa học công nghệ, mà còn có ý nghĩa to lớn về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, tiếp tục thể hiện và khẳng định chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần xác định vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới nói chung đặc biệt trong lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ vì các mục đích hòa bình phục vụ lợi ích con người nói riêng.
"Với vệ tinh VNREDSat-1, Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ và chủ động về thời gian, vị trí trong việc chụp ảnh các vùng trên Trái đất", Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, quá trình vận hành và khai thác sử dụng vệ tinh VNREDSat-1 sẽ thành công, đạt hiệu suất sử dụng cao, góp phần cung cấp lượng lớn ảnh quang học có độ phân giải cao cho các bộ ngành, địa phương trên cả nước.
Đồng thời, ông mong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp với các bộ ngành trong cả nước để khai thác tốt nhất năng lực của vệ tinh, phục vụ nhu cầu xây dựng phát triển đất nước, bảo vệ quốc phòng an ninh.
Hình ảnh thủy điện Sông Bung 2, tỉnh Quảng Nam do vệ tinh VNREDSat-1 chụp ngày 09/8. (Ảnh: VAST)
Phó Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ phát huy thành tựu đạt dược, đúc kết kinh nghiệm, nỗ lực phấn đấu, sáng tạo nhiều hơn nữa để đạt kết quả to lớn góp công xứng đáng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đã nêu ra trong chiến lược nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ của Việt Nam.
Vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam vào vũ trụ ngày 7/5/2013 bằng tên lửa đẩy Vega, từ bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp. VNREDSat-1 có nhiệm vụ chính là chụp ảnh bề mặt Trái đất, cung cấp một số lượng lớn ảnh quang học có phân giải cao một cách chủ động và kịp thời cho các bộ ngành, tỉnh thành, các cơ quan nghiên cứu khoa học và các trường đại học có nhu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Chỉ sau hai ngày vào quỹ đạo, VNREDSat-1 đã gửi về trạm thu mặt đất một số hình ảnh của các nước trên thế giới. Đến nay, sau hơn ba tháng thử nghiệm hoạt động trên quỹ đạo, vệ tinh hoạt động ổn định, các tính năng và thông số kỹ thuật đều đáp ứng yêu cầu đề ra.
VNREDSat-1 nặng khoảng 120kg, có tổng mức đầu tư là 70 triệu USD bằng vốn vay viện trợ từ Pháp và vốn đối ứng của Việt Nam.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
