Việt Nam và ASEAN sử dụng bền vững đất than bùn

Nhằm tăng cường quản lý đất than bùn bền vững, từ đó duy trì sinh kế của dân cư địa phương, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tham gia một dự án về lĩnh vực này và được khu vực đánh giá cao sau 4 năm thực hiện.

Sáng 11/12, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng các chuyên gia tổ chức hội thảo “Tổng kết dự án khu vực-hợp phần Việt Nam về quản lý và sử dụng bền vững đất than bùn khu vực Đông Nam Á” (dự án Peatland). Tổng cục Môi trường là cơ quan chủ trì dự án này ở Việt Nam.

Hội thảo nhằm tổng kết đánh giá những kết quả đạt được của dự án, rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công và hạn chế cần khắc phục; đồng thời thảo luận báo cáo về các kết quả cụ thể của dự án và thảo luận phương hướng để phát triển phần tiếp theo của dự án.


Ảnh minh họa: tnmtdongnai.gov.vn

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thế Đồng cho biết, hai điểm trình diễn chính của dự án là Vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang và Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Qua gần 4 năm triển khai, dự án đã thu nhiều kết quả, nhất là thành công của hoạt động hỗ trợ sinh kế cộng đồng tại Vườn quốc gia U Minh Thượng được không chỉ cộng đồng địa phương mà cả ASEAN đánh giá rất cao và mong muốn học tập mô hình này.

Việt Nam là một trong 4 quốc gia tham gia Peatland. Các nước còn lại là Indonesia, Malaysia, Philipines. Dự án này kéo dài trong 4 năm với mục tiêu tăng cường quản lý bền vững các vùng đất than bùn ở Đông Nam Á để duy trì sinh kế của dân cư địa phương nhằm phục vụ mục tiêu giảm nghèo, giảm nguy cơ cháy và khói bụi kèm theo, góp phần vào quản lý môi trường toàn cầu, đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Tại Việt Nam diện tích đất than bùn chỉ chiếm 36.000 ha và phân bố rải rác nhiều nơi trên cả nước, nhưng chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long, trong rừng U Minh, thuộc các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang với diện tích khoảng 24.000 ha, trong đó một diện tích lớn được chọn là các khu bảo tồn ở vườn quốc gia U Minh Thượng và U Minh Hạ.

Tuy nhiên, diện tích đất than bùn đang giảm sút đáng kể, nguyên nhân được cho là do cháy rừng và nạn khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ngoài ra việc thoát thủy phục vụ cho nông lâm nghiệp cũng làm ảnh hưởng đến diện tích đất than bùn.

Đất than bùn với giá trị và chức năng sinh học, cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sinh cảnh sông cho động vật. Đất than bùn có vai trò quan trọng trong việc giảm đỉnh lũ và duy trì dòng chảy cơ bản của các dòng sông trong suốt mùa khô. Nó còn có chức năng kiểm soát khí hậu toàn cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News