Việt-Pháp tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật

Sáng 16/9 tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia (CNRS) của Pháp đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập phòng thí nghiệm liên kết quốc tế (LIA) - Phòng thí nghiệm vật lý hạt cơ bản Việt-Pháp (FV-PPL).

Lễ ký diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Pháp của đoàn Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, do Thứ trưởng Lê Đình Tiến dẫn đầu.

Tham dự lễ ký về phía Pháp có ông Jacques Matino, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc gia vật lý hạt nhân và vật lý hạt (IN2P3); ông Philippe Chomaz, đại diện Ủy ban Năng lượng nguyên tử (CEA); bà Phạm Minh Hà, đại diện CNRS. Về phía Việt Nam có ông Lê Đình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cùng các thành viên của đoàn.

Việc ký kết thỏa thuận này sẽ tạo cơ sở pháp lý để hai nước tăng cường và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là sự hợp tác giữa CNRS, CEA và nhiều viện nghiên cứu, trường đại học của Pháp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Đây còn là sự tiếp nối của Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp, ký kết ngày 12/11/2009, về việc phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Việt Nam và Pháp luôn coi trọng phát triển hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có khoa học và công nghệ.

Theo ông Lê Đình Tiến, LIA/FV-PPL sẽ góp phần quan trọng giúp xây dựng tiềm lực vật lý hạt nhân ứng dụng và công nghệ máy gia tốc, đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao cho Việt Nam, đặc biệt là sự hợp tác đào tạo các nhà vật lý trẻ có trình độ cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ ở Pháp và ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các cán bộ nghiên cứu của Việt Nam từng được đào tạo tại Pháp đóng góp và cống hiến trong một số lĩnh vực liên quan.

Văn bản này còn tạo cơ hội cho các đối tác Việt Nam tham gia những hoạt động nghiên cứu và đào tạo thuộc mạng lưới các phòng thí nghiệm quốc tế ba bên được thành lập mới đây giữa CNRS/IN2P3-CEA-Viện nghiên cứu của một số nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 07/03/2025
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News