Vĩnh viễn chôn lấp nhà máy ĐHN Chernobyl
Một công trình vùi lấp sẽ có dạng vòm cuốn, cao 105 mét, “mọc lên” trên 4 hình khối của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã đi vào lịch sử với sự cố kinh hoàng năm 1986.
Ngày 19/4 tại Kiev, Hội nghị các nước tài trợ đã cam kết viện trợ cho Ukraina 550 triệu euro nhằm chôn lấp vĩnh viễn Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) Chernobyl.
Tại Hội nghị này, Tổng thống Ukraina, Victor Lanukovitch phát biểu: “Bằng sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, chúng tôi sẽ nhận được 550 triệu euro và tôi coi con số này mới chỉ là một phần của dự án đã đề xuất, đủ dùng để xây dựng một nhà mồ mới, an toàn trên 4 lò phản ứng của NMĐHN Chernobyl. Còn kinh phí cần thiết để thực hiện dự án “chôn lấp” này là 990 triệu euro”.
Mô hình dự án chôn lấp nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Đối tượng của dự án “chôn lấp” là một công trình có dạng vòm cuốn, cao 105 mét. Sau khi xây xong, nó sẽ “mọc lên” trên 4 hình khối của NMĐHN gồm 4 chiếc quan tài sau sự cố năm 1986.
Việc thực hiện dự án “chôn lấp” bị hoãn đi hoãn lại nhiều lần vì chưa lo được kinh phí. Thành phần của tổ chức tài trợ cho Quỹ “Chôn lấp” gồm 28 nước, do Ngân hàng xây dựng và tái thiết châu Âu đứng ra điều hành.
Hội nghị các nhà tài trợ đã diễn ra trước khi kỷ niệm lần thứ 20 thảm hoạ hạt nhân Chernobyl (26/4/1986). Lúc đó lò phản ứng hạt nhân số 4 bị nổ tung. Một khu vực rộng lớn, bán kính 30 km bị nhiễm xạ nặng nề, 18 vùng của Nga một phần Belorus (chiếm 30% diện tích nước này) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng diện tích Ukraina bị nhiễm xạ lên tới 50. 000 km2 thuộc 12 khu.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
