Virus cảm lạnh "ăn thịt" tế bào ung thư bàng quang
Virus xâm nhập vào tế bào ung thư và hoạt hóa protein miễn dịch, báo cho các tế bào miễn dịch khác đến cùng tiêu diệt ung thư.
Ngày 4/7, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Surrey, Anh, công bố tìm ra virus cảm lạnh coxsackie CVA21 có khả năng phá hủy tế bào ung thư ở bàng quang. Xét nghiệm bệnh nhân sau phẫu thuật cho thấy virus không chỉ định vị và giết tế bào ung thư mà còn tự sinh sản, làm tăng hiệu quả tiêu diệt khối u.
Virus này có thể giết chết tế bào ung thư bằng cách hoạt hóa protein miễn dịch.
Giáo sư Hardev Pandha, Trung tâm Ung bướu tại trường Đại học Surrey, cho biết: "Virus này có thể xâm nhập vào trong tế bào ung thư và giết chúng bằng cách hoạt hóa protein miễn dịch, trở thành tín hiệu cho các tế bào miễn dịch khác đến và cùng tiêu diệt".
Các mẫu nước tiểu lấy từ những bệnh nhân tham gia điều trị thử nghiệm cho thấy tác dụng của virus cảm lạnh. Một khi những tế bào ung thư bị nhiễm virus chết đi, virus lại tiếp tục nhân lên để tấn công các tế bào xấu khác.
"Khối u giảm, số lượng tế bào ung thư chết tăng nhanh ở tất cả bệnh nhân. Sự thoái triển của bệnh chỉ diễn ra trong một tuần điều trị cho thấy tiềm năng hiệu quả của phương pháp. Ngoài ra không có bệnh nhân nào xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng", Pandha nói.
Các nhà khoa học dự kiến tiến hành những thử nghiệm khác trên nhiều bệnh nhân, kết hợp sử dụng virus và thuốc miễn dịch điều trị đích như thuốc ức chế điểm mở đầu để tạm dừng sự tấn công tế bào ung thư của hệ miễn dịch.
"Chúng tôi rất hứng thú về thử nghiệm này. Virus sẽ thâm nhập vào khối u và nhân lên như một nhà máy sản xuất virus", Pandha nói. Ông đánh giá đây là một bước đột phá đầy tiềm năng.
Ung thư bàng quang hiện tại có thể được điều trị bằng kỹ thuật xâm lấn là cắt bỏ khối u. Các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư bàng quang bằng cách sử dụng virus cảm lạnh.
"Nghiên cứu giúp chuyển đổi cách đang điều trị ung thư như hóa trị liệu", bác sĩ Nicola Annel, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Surrey, chia sẻ.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
