Virus HPV thầm lặng hủy diệt sức khỏe phụ nữ như thế nào?

Virus HPV (Human papilloma virus) là một trong những tác nhân gây ra ung thư cổ tử cung ở nữ giới và các bệnh liên quan như sùi mào gà, ung thư hậu môn…

Chúng ta có thể thấy sự nghiêm trọng và khả năng đe dọa đến tính mạng của virus này, nhưng lại chưa có hành động cụ thể nào để bảo vệ bản thân và phòng chống virus một cách hiệu quả.

Khi căn bệnh “thầm lặng” lên tiếng

Theo thống kê, trên thế giới cứ mỗi 2 phút có 1 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Hàng năm, ở Việt Nam có hơn 5.000 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung, tương ứng với 7 phụ nữ thiệt mạng và 14 trường hợp mắc mới mỗi ngày.

Virus HPV thầm lặng hủy diệt sức khỏe phụ nữ như thế nào?
Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra.

Có khoảng 100 chủng virus HPV, trong đó chủng 16,18 là hai chủng có nguy cơ cao nhất, là nguyên nhân gây ra 70% bệnh lý ung thư cổ tử cung.

Theo điều tra của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế, tỷ lệ nhiễm HPV của phụ nữ toàn cầu dao động trong khoảng 9-13%. Chi phí điều trị ung thư cổ tử cung dao động trong khoảng 600 triệu đồng/ca bệnh.

Virus HPV không chỉ lây qua đường tình dục mà còn lây nhiễm qua việc sử dụng chung đồ lót, găng tay, vật dụng vệ sinh với người nhiễm.

Ung thư cổ tử cung là quá trình diễn tiến do nhiễm virus HPV dai dẳng từ 15-20 năm. Nghĩa là, độ tuổi có khả năng nhiễm HPV cao nhất là 20 tuổi, và giai đoạn bùng phát ung thư cổ tử cung cao nhất là lứa tuổi 40-50. Hiện nay, độ tuổi này đang có xu hướng trẻ hóa

Không phải ai nhiễm các chủng HPV “độc” cũng có khả năng dẫn tới ung thư cổ tử cung. Bệnh này thường xuất hiện khi có thêm các yếu tố nguy cơ như quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh kém, suy giảm miễn dịch, sinh đẻ, nạo hút hay sẩy thai nhiều lần…

Những tổn thương này tạo điều kiện cho virus HPV dễ dàng tiếp cận hơn với lớp tế bào đáy cổ tử cung và gây biến đổi các tế bào này. Trải qua nhiều năm, tế bào trở thành ác tính.

Tiêm ngừa vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất

Dựa trên các thử nghiệm lâm sàng và báo cáo của các tổ chức y tế quốc tế, tiêm ngừa vắc xin phòng chống HPV cho các bé gái và phụ nữ 9-26 tuổi, dù chưa từng hay đã quan hệ tình dục, được xem là biện pháp hiệu quả để bảo vệ họ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Virus HPV thầm lặng hủy diệt sức khỏe phụ nữ như thế nào?
Vắc xin ngừa HPV.

Vắc xin ngừa HPV phòng nhiễm các chủng HPV 6,11,16,18. Các vắc xin này có thể phòng ngừa 99% nguy cơ nhiễm virus HPV qua đường tình dục, hiệu quả 98% trong việc phòng thương tổn tiền ung thư cổ tử cung, và ngăn ngừa 90% mụn cóc sinh dục do chủng HPV 6,11 gây ra.

Theo nghiên cứu, vắc xin ngừa HPV có thể bảo vệ nữ giới khỏi các bệnh ly nguy hiểm đến sức khỏe trong vòng 30 năm.

Vắc xin ngừa HPV đã phổ biến ở hơn 130 quốc gia và được đưa vào chương trình tiêm chủng của 66 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, vắc xin này đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng từ năm 2009.

Bên cạnh việc tiêm ngừa vắc xin phòng chống virus HPV đầy đủ, phụ nữ nên giữ gìn vệ sinh cơ thể và chăm sóc sức khỏe tình dục.

Nếu bạn đang tìm kiếm một tương lai hạnh phúc không bệnh tật, hãy dành thời gian để thăm khám và tiêm ngừa vắc xin phòng chống HPV ngay từ hôm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Thuốc trừ sâu thế hệ mới thân thiện với loài ong

Thuốc trừ sâu thế hệ mới thân thiện với loài ong

Ong và những loài thụ phấn khác rất cần cho ¾ mùa vụ trên thế giới, tuy nhiên chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây do sự phá hủy môi trường sống.

Đăng ngày: 05/12/2017
Vi khuẩn lam có thể cấp điện cho thiết bị điện tử nhỏ

Vi khuẩn lam có thể cấp điện cho thiết bị điện tử nhỏ

Các nhà khoa học ở Cao đẳng Hoàng gia London và Đại học Cambridge đã công bố nghiên cứu về loại pin quang điện sinh học trên tạp chí Nature Communications.

Đăng ngày: 05/12/2017
Sâu bướm giả kiến đánh lừa trí tuệ nhân tạo

Sâu bướm giả kiến đánh lừa trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (AI) của iNaturalist, website chia sẻ và lưu trữ hình ảnh thiên nhiên, nhầm lẫn sâu bướm Homodes bracteigutta là một loài kiến, Newsweekhôm 1/12 đưa tin.

Đăng ngày: 04/12/2017

"Khối cầu" dương xỉ khô héo hồi sinh khi gặp nước

Darryl Cheng, sống tại Toronto, Canada, đăng lên mạng video time-lapse ghi lại quá trình dương xỉ selaginella lepidophylla hút nước và bung nở khiến người xem thích thú.

Đăng ngày: 02/12/2017
Sâu bướm Puss: Sát thủ

Sâu bướm Puss: Sát thủ "kịch độc" ẩn mình trong vẻ ngoài dễ thương

Năm ngoái, một cậu bé 7 tuổi từ bang Mississippi (Mỹ) đã bị đốt bởi một trong những con bướm này, và đã nhanh chóng được đưa đến bệnh viện.

Đăng ngày: 01/12/2017
Nhện độc Katipo - một trong những loài nhện độc nhất thế giới

Nhện độc Katipo - một trong những loài nhện độc nhất thế giới

Latrodectus katipo (thường được gọi ngắn là katipo) là một loài nhện nguy cấp có nguồn gốc từ New Zealand.

Đăng ngày: 01/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News