Vớ tạo ra điện năng từ nước tiểu, dùng trong tình huống khẩn cấp

Một đôi vớ (tất) sử dụng vi sinh vật để tạo ra điện từ nước tiểu vừa được chế tạo thành công bởi các nhà khoa học Anh. Nghe có vẻ hơi ghê nhưng thực ra nó được làm ra dành cho các tình huống đặc biệt, điển hình như tạo ra một lượng điện nhỏ để phát tín hiệu cấp cứu khi đi lạc vào rừng, sa mạc,...

Thành phần quan trọng nhất của đôi vớ chính là các tế bào năng lượng vi khuẩn (MFCs). Đây là loại vi khuẩn đặc biệt, có thể tiêu thụ nước tiểu để tạo ra chất dinh dưỡng đồng thời sản sinh ra điện năng. Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Anh đã dùng đôi vớ đặc biệt mà họ phát triển để tạo ra đủ lượng điện cung cấp cho một thiết bị phát sóng, gửi tín hiệu mang nội dung "World's First Wearable MFC" (tạm dịch: "thiết bị đeo MFC đầu tiên trên thế giới") với tần số 2 phút một lần.

Thật ra việc tạo ra điện bằng nước tiểu là không mới. Trước đây nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Ieropoulos tại Anh đã dùng nước tiểu để tạo ra điện năng cung cấp cho điện thoại di động, một máy truyền tin bằng giấy và cả một quả tim robot in 3D,... Tuy nhiên, cách làm trước đây có hạn chế là cần phải có một cái máy bơm để liên tục cung cấp nước tiểu cho vi sinh vật.

Vớ tạo ra điện năng từ nước tiểu, dùng trong tình huống khẩn cấp
Thành phần quan trọng nhất của đôi vớ chính là các tế bào năng lượng vi khuẩn (MFCs).

Lần này, nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Ieropoulos thuộc Đại học Tây Anh đã tích hợp các tế bào nhiên liệu vi sinh vào chiếc vớ, lợi dụng chính bàn chân hoạt động như một cái máy bơm. Họ cho biết chiếc vớ có thể tự hoạt động như một cái máy bơm không dùng điện và cảm hứng lấy từ cách loài cá sử dụng cơ bắp để lưu chuyển máu trong cơ thể chúng một cách vô thức.

Và thay vì sử dụng cơ bắp như cá, đôi vớ sử dụng các ống silicone dẻo, quấn bên dưới gót chân và kết nối với các tế bào MFCs có thể uống cong nằm gần mắt cá chân. Cứ mỗi lần người dùng bước đi thì các ống silicone sẽ được nén lại và bơm nước tiểu lên cung cấp cho vi sinh.

Trước tin tức về chiếc vớ độc đáo này, Heather Luckarift, một nhà nghiên cứu tại Tập đoàn công nghệ vũ trụ Ohio, Mỹ, người đã phát triển công nghệ vi sinh cho không quân Mỹ nhận định: "Đây là một sự bùng nổ trong lĩnh vực thiết bị đeo do đã tạo ra được các tế bào nhiên liệu vi sinh có thể uốn dẻo, hứa hẹn sẽ áp dụng vào sản phẩm đa dạng hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là làm thế nào để có thể đưa nước tiểu vào đôi vớ? Chả nhẽ lại đi tè vào vớ?"

Thiết nghĩ cũng đúng nhưng theo các nhà nghiên cứu tại Ieropoulos thì họ làm ra đôi vớ để phục vụ những tình huống đặc biệt. "Thí dụ như quân đội, các phi hành gia, người trượt tuyết hoặc thậm chí là quần áo ngoài trời có thể áp dụng nó. Cụ thể hơn trong các tình huống thảm họa, thiên tai, hoặc đi lạc và đòi hỏi cần có điện để cầu cứu, phát tín hiệu,... thì đây có thể là một giải pháp hiệu quả", nhóm nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News