Voi châu Phi hoạt động theo chu kỳ mặt trăng
Các nhà khoa học cho biết loài voi hoạt động phụ thuộc vào chu kỳ của mặt trăng, nhằm tránh sự phát hiện của con người vào những đêm trăng sáng.
Nghiên cứu do Đại học Anglia Ruskin, Vương quốc Anh thực hiện tại công viên quốc gia Tanzania Mikumi ở Tanzania, nơi có quần thể voi hoang dã lớn nhất châu Phi. Giới khoa học cho biết, loài voi thường chờ đến ban đêm để ăn cây trồng của con người nhưng lại tránh hoạt động mỗi khi trăng sáng.
Voi Châu Phi được xem là loài vật trên cạn lớn nhất hành tinh. (Ảnh: sciencebuzz)
Khu vực nhóm khoa học chọn nghiên cứu là 5 ngôi làng giáp với công viên. Tại đây dân làng và các chuyên gia đã ghi lại trường hợp voi tấn công cây trồng của người dân. Các cuộc tấn công vào ban đêm của voi được ghi lại với sự khác nhau về tần số và chu kỳ. Trong đó, cuộc tấn công và mức độ thiệt hại giảm đáng kể trong khoảng thời gian trăng tròn. Voi là loài hoạt động cả ngày lẫn đêm, nhưng những vụ tấn công của chúng thường chỉ xảy ra vào ban đêm nhằm tránh các nguy cơ bị phát hiện.
Theo ông Rachel Grant, một giảng viên về hành vi động vật thuộc Đại học Anglia Ruskin thì kết quả trên cho thấy, voi thay đổi hành vi nhằm giảm rủi ro khi gặp phải con người. Với việc thay đổi chu kỳ hoạt động vào những đêm trăng sáng, loài voi ít bị phát hiện bởi con người và giảm rủi ro khi phải đối mặt.
Ông Rachel Grant cho biết thêm, ngoài voi còn có nhiều loài động vật khác hoạt động theo chu kỳ của mặt trăng và với mức độ ánh sáng khác nhau, điều này đáp ứng như một phần của sự phát triển.
Với nghiên cứu trên, giới khoa học sẽ áp dụng để tìm hiểu thêm về những con voi khác bên ngoài Tanzania, đồng thời nghiên cứu có thể được áp dụng để bảo vệ các trang trại tránh khỏi thiệt hại to lớn do loài voi gây ra.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.
